Real Madrid 4-1 Atletico Madrid: Cuốn truyện cổ tích thiếu một chương

Atletico Madrid chơi có phần chủ động hơn đối phương và đã tới rất gần với chiến thắng, nhưng Sergio Ramos đã buộc trận đấu phải đi tới hai hiệp phụ, và tại đây Real Madrid đã hạ gục những chàng hiệp sĩ đã mệt mỏi tột cùng một cách gọn ghẽ, qua đó hoàn thành giấc mơ Decima sau 12 năm đợi chờ.

Diego Simeone đưa Diego Costa vào đội hình xuất phát cho dù anh vừa mới khỏi chấn thương – như vậy, đội hình trong trận đấu này so với trận gặp Barca vừa rồi chỉ thiếu vắng Arda Turan (Raul Garcia thay thế cho anh). Bên phía Real, Carlo Ancelotti chọn Sami Khedira thế chỗ Xabi Alonso bị treo giò. Cristiano Ronaldo, Gareth Bale và Angel Di Maria ra sân từ đầu.

Đội hình xuất phát của hai bên

1. Sơ đồ của Real: 4-3-3 và 4-4-2

 Real khởi đầu trận đấu với sơ đồ 4-3-3 đã được sử dụng nhiều lần trong mùa giải này: Khedira chơi thấp nhất, Modric và Di Maria chơi cao hơn ở hàng tiền vệ trung tâm (Modric lệch phải, Di Maria lệch trái), bộ ba tấn công là những gương mặt quen thuộc: Benzema – Ronaldo – Bale.

Bộ ba tiền vệ trung tâm của Real được nối lại bằng vạch vàng. Coentrao được gạch đỏ

 Trong đó, Di Maria đóng vai trò “con thoi” liên tục di chuyển ra cánh trái để giúp Real áp đảo quân số (3 đánh 2) ở khu vực này, trong khi Modric thường chơi thấp hơn, đóng vai trò luân chuyển bóng.

Di Maria (gạch vàng) di chuyển lệch ra cánh

Di Maria (vàng) di chuyển dạt ra cánh, trong khi Modric đứng thấp hơn, không có thiên hướng xâm nhập

 Ở phía trên, Ronaldo chơi như một tiền đạo thứ hai: anh cầm bóng, đi bóng, tìm cách sút bóng bằng chân phải mỗi khi Real tấn công xuống cánh trái; khi bóng sang cánh phải, Ronaldo di chuyển vào vòng cấm để đón bóng. Gareth Bale ở cánh phải chơi giãn biên hơn, phối hợp với Dani Carvajal, tạo khoảng trống cho hậu vệ trẻ tạt bóng – nơi những Benzema và Ronaldo đang đợi. Còn Karim Benzema, anh di chuyển hơi lùi xuống theo hướng bóng để hỗ trợ Ronaldo và Bale.

Carvajal (vàng) tạt bóng – Ronaldo (đen) và Benzema (đỏ) tấn công vào vòng cấm

  Đội hình của Real thường chuyển qua 4-4-2 trong giai đoạn không có bóng: Di Maria dạt sang phòng ngự cánh trái, Modric – Khedira là tiền vệ trung tâm, Bale đảm trách cánh phải, Ronaldo được tự do và chủ động chọn vị trí đứng tại “half-space” bên trái, nơi mà anh có thể khơi mào cho những đợt phản công của Real.

4-4-2 trong phòng ngự của Real. Ronaldo được gạch đỏ.

 Khi trận đấu đã diễn ra hơn 15 phút , Real chuyển hẳn sang dùng 4-4-2 khi tấn công.

 Như trong hình ta có thể thấy, bộ tứ vệ Real được nối với nhau bằng vạch vàng. Khedira (màu đen – chơi thấp) và Modric (màu cam – chơi cao hơn) là hai tiền vệ trung tâm. Di Maria (gạch đỏ) bám biên trái. Ronaldo và Bale đang di chuyển theo hướng mũi tên đỏ.

 Cách triển khai tấn công theo 4-4-2 có những lợi thế nhất định.

+) Thứ nhất, bằng việc sử dụng hai cầu thủ bám biên thật sự là Di Maria và Bale, Real Madrid có thể mở rộng phạm vi tấn công, qua đó kéo giãn hàng phòng ngự của đối phương.

+) Thứ hai, Ronaldo hoàn toàn được giải phóng khỏi nghĩa vụ phòng ngự cánh trái. Di Maria có khả năng phòng ngự tốt hơn số 7 nhiều, giúp cánh của Real được đảm bảo. Ronaldo dạt ra “half-space” bên trái, vẫn có thể rê dắt và sút bóng như thường.

+) Thứ ba, Bale có thêm khoảng trống trước mặt để tăng tốc.

 Như vậy, trước một bài toán đã quen thuộc, Real đã sử dụng hai cách giải khác nhau. Kế hoạch của Real lúc này là đẩy bóng ra biên hòng kéo giãn đối thủ (có lẽ đó cũng là cách duy nhất), sử dụng tốc độ của các cá nhân (như Di Maria chẳng hạn) để vượt qua sự truy cản của hai, ba cầu thủ đối phương, hoặc thực hiện những quả treo bóng từ vị trí sát biên và khá xa so với cầu môn (ví dụ như ở cánh trái, Coentrao dâng cao hơn, để Di Maria treo bóng cho Benzema, Ronaldo và Bale đã túc trực trong vòng cấm). Cách tiếp cận này của Real dựa nhiều vào phẩm chất cá nhân thay vì sự phối hợp tập thể, và thực tế Real đã gặp rất nhiều khó khăn.

2. Vấn đề của Atletico Madrid

 Chúng ta đều đã biết cách chơi của Atletico khi họ không có bóng. Còn khi có bóng, họ triển khai tấn công rất nhanh với sự phối hợp khẩn trương của các tiền vệ cánh và tiền đạo, cùng hậu vệ biên dâng cao, nhằm tạo ra áp đảo quân số. Hai tiền đạo sẽ dạt sang hai bên hoặc lùi xuống, hai tiền vệ cánh di chuyển vào phía trong

Adrian (đỏ) dạt sang trái, Villa (hồng) lùi xuống phối hợp, Koke (vàng) di chuyển tiến lên. Raul Garcia (đen) cũng di chuyển vào phía trong.

atl_atk2

Bộ tứ tấn công của Atletico tập hợp tại một khu vực, thu hút sự chú ý của Real – từ đó Tiago (người cầm bóng) có thể chuyển cánh ra cho Juanfran (góc dưới ảnh, đang giơ tay xin bóng).

 Vấn đề của Diego Simeone là không có Diego Costa. Anh là một nhân tố rất quan trọng trong lối chơi của Atletico, đóng vai trò quấy rối hàng phòng ngự đối phương với thể hình và sự càn lướt; là tâm điểm đón những đường bóng trực diện từ tuyến dưới lên. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những tình huống phản công, khi Atletico cần một “trạm” giữ bóng phía trên để chờ đồng đội băng lên hỗ trợ, hay ít nhất là để nghỉ ngơi. Thiếu vắng Costa, Atletico đánh mất đi khả năng phản công hiệu quả, khiến họ phải chịu áp lực liên tục từ phía Real, trong khi những đợt tấn công của họ thường thiếu sự sắc nét ở đường bóng cuối cùng và Real cũng đã kịp thời lập đội hình – đó cũng có thể coi là một hệ quả khi thiếu Costa. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự quyết liệt trong tranh chấp mà Costa đem lại.

 Nhưng vấn đề này lại còn trầm trọng hơn nữa khi Simeone đã quyết định cho anh đá chính, để rồi phải thay anh ra từ phút thứ 9. Atletico mất mũi nhọn của mình và chỉ còn có hai sự thay đổi người, coi như là “chấp” Real một quyền thay người. Trong điều kiện thể lực của các học trò của Simeone đã suy giảm sau suốt một mùa giải chạy hết ga, cũng như chiều sâu đội hình không mạnh, Atletico Madrid là đội thua thiệt và sẽ buộc phải rút dần về, phụ thuộc vào những pha phất bóng phản công nhanh. Mất Costa không những cướp đi khả năng phản công hiệu quả, mà còn khiến Atletico không thể đưa thêm một cầu thủ sung sức vào trong trường hợp trận đấu kéo dài…đó là điều đã xảy ra.

3. Sự thay đổi của Real

 Real đang gặp khó trong việc phá vỡ hàng phòng ngự của Atletico Madrid. Họ đưa bóng lên từ tuyến dưới khá chậm, trong khi lại cần sự lanh lẹ và sáng tạo của Modric ở phía trên. Ancelotti buộc phải đánh bạc khi đưa Isco vào thay Khedira. Khoảng trống ở giữa sân sẽ mở ra, nhưng Real cần Isco để tiếp đạn cho tuyến trên. Anh là liên kết giữa tuyển tiền vệ và bộ tứ tấn công của Real, những người lúc này đang dâng lên rất cao. Nói cách khác, Real đang chơi 4-1-1-4.

real_shape1

Bộ tứ Di Maria – Ronaldo – Benzema – Bale được nối bằng vạch vàng. Isco được gạch đỏ, Modric: gạch đen

real_shape2

Chú ý khoảng cách giữa Modric (đen) và Isco (đỏ). Bộ tứ tấn công của Real chơi rất cao, ngang hàng nhau, không có kết nối với tuyến tiền vệ ngoài Isco.

 Real có được bàn thắng san hòa ti số, cho dù nó đến từ một tình huống bóng chết. Nhưng đây lại là bước ngoặt của trận đấu. Atletico Madrid đã quá mệt mỏi, họ không còn sức để chạy đuổi theo bóng, không còn quyền thay người, không có Diego Costa ở phía trên để phất bóng dài cho, thậm chí Juanfran phải tập tễnh đá tiếp trên sân. Trong khi đó Real, vốn có sức mạnh từ băng ghế dự bị mạnh hơn hẳn, thoải mái triển khai tấn công. Kết quả là ba bàn thắng đến trong 30 phút hiệp phụ. Bàn thắng nâng tỉ số lên 3-1 là ví dụ minh họa tốt nhất, khi tất cả các cầu thủ áo sọc đỏ-trắng không còn sức để chạy, chứ đừng nói tắc bóng trong chân Marcelo.

4. Kết luận

Real Madrid có một huấn luyện viên giỏi, có những cầu thủ giỏi. Họ có thể trông đợi vào sức mạnh của một đội hình được tổ chức tốt như trận gặp Bayern, hoặc những cá nhân xuất sắc sẽ tỏa sáng như Modric, Di Maria, Bale…Tất cả đã giúp họ đạt được giấc mơ Decima đầy ám ảnh – một cách xứng đáng.

 Cho dù tỉ số là 4-1, thực tế Atletico Madrid đã thi đấu, không, chiến đấu rất hay, rất quả cảm, rất khoa học. Họ đã chiến đấu hết mình, cho tới giây phút cuối cùng, gây cho Real Madrid khó khăn khủng khiếp. Kết quả ngày hôm nay thật nghiệt ngã với thầy trò Diego Simeone – nó giống như là nỗi buồn Borussia Dortmund phải chịu vào năm ngoái vậy. Câu chuyện cổ tích đã dừng lại mà còn thiếu một chương – nhưng những người đàn ông khoác trên mình tấm áo đỏ-trắng vẫn xứng đáng được nhận những lời ngợi ca.

Barcelona 1-1 Atletico Madrid: Công thức quen thuộc dẫn lối thành công cho Simeone

Trận “chung kết La Liga” giữa hai đấu thủ hạng nặng Barcelona và Atletico Madrid có thể không nảy lửa, không có đội nào chiến thắng…nhưng với Atletico Madrid, một trận hòa là đủ cho họ đoạt chức vô địch – kết quả vô cùng xứng đáng cho Diego Simeone và các học trò.

Đến với sân Camp Nou lần này, Diego Simeone giữ nguyên đội hình khung của mùa giải năm nay, chỉ thay Mario Suarez bằng Cardoso Tiago. Bên phía Barcelona, Gerardo “Tata” Martino cho Xavi Hernandez ngồi ngoài, để Andres Iniesta và Cesc Fabregas đá cùng nhau trong hàng tiền vệ ba người. Alexis Sanchez – Lionel Messi – Pedro Rodriguez là mũi “đinh ba” của Barca, khi Neymar được cất trên ghế dự bị.

Đội hình xuất phát của hai đội

1)  Công thức “kháng Barca” của Atletico Madrid

Đây không phải là công thức kháng đặc hiệu cho Barcelona, vì Atletico Madrid cũng áp dụng nó với các đội khác, nhưng đối với Barca thì công thức chiến thuật này luôn tỏ ra hữu hiệu, nhất là khi được thực hiện với tốc độ và sự bền bỉ như các cầu thủ Atletico đã làm. Họ dâng cao lên pressing ngay từ phần sân đối thủ, áp sát ngay lập tức với số đông khi vừa mất bóng, và nhanh chóng rút về lập đội hình khi đối phương tiến lên tới giữa sân.

Khối phòng ngự của họ được dựng theo sơ đồ 4-4-2-0. Hai tiền đạo David Villa và Diego Costa cũng lui về hỗ trợ tuyến dưới phòng ngự, khiến khoảng cách giữa cả ba tuyến của Atletico rất đều và được hạn chế. Khối phòng ngự này được bố trí hẹp, biến nó thành một loại pháo đài chặn toàn bộ khu vực giữa sân. Mục đích của họ là đẩy đối phương ra cánh, nơi mà họ sẽ áp sát theo kiểu người kèm người một cách quyết liệt, nhằm lấy bóng hoặc cô lập đối phương ở khu vực gần đường biên – nơi mà các lựa chọn cho người cầm bóng bị hạn chế đi nhiều.

Minh họa cách pressing ở cánh của Atletico. Juanfran và Turan theo sát đối thủ áo xanh của mình. Gabi bảo vệ "nách", đồng thời để mắt đến đối phương xâm phạm vào không gian này. Tiago bọc lót cho Gabi.

Minh họa cách pressing ở cánh của Atletico. Juanfran và Turan theo sát đối thủ áo xanh của mình. Gabi bảo vệ “nách”, đồng thời để mắt đến đối phương xâm phạm vào không gian này. Tiago bọc lót cho Gabi.

Khi phản công, Atletico đánh một cách trực diện. Diego Costa là tâm điểm, là mũi nhọn quấy rối hàng phòng ngự đang dâng cao của Barca; anh di chuyển lệch trái, đón bóng từ tuyến dưới và phối hợp với đồng đội đang dâng lên hỗ trợ. Koke và Arda Turan di chuyển vào trong, tấn công thẳng về hướng khung thành của Pinto. Tốc độ và khả năng chống lại sự áp sát từ đối thủ giúp Atletico giữ một mối đe dọa liên tục, nhưng đáng tiếc thay điều này đã mất đi khi lần lượt Costa và Turan chấn thương phải rời sân. Kể từ lúc đó, những đường lên bóng của đội bóng thành Madrid tỏ ra thiếu sắc sảo và dễ bị bắt bài hơn.

2) Barca triển khai tấn công

Barca vẫn là đội có nhiều bóng hơn và chủ động nắm thế trận hơn, nhưng Atletico Madrid vẫn là một bài toán khó. Đội bóng xứ Catalan biết rằng mình không thể xuyên thủng khối phòng ngự trước mặt qua đường trung lộ được, vì vậy cách họ chọn, và có lẽ cũng là cách duy nhất có thể, là ra cánh.

Cách pressing của Atletico có một điểm yếu. Khi tiền vệ biên và hậu vệ biên đều có mặt tại sát đường biên để áp sát, tiền vệ trung tâm ở gần đó sẽ trấn giữ khu vực nách hở ra. Nếu như anh này di chuyển chậm, không kịp bao quát khu vực này hoặc các cầu thủ Atletico bị vượt qua (cách pressing của Atletico phụ thuộc nhiều vào khả năng đấu tay đôi của cầu thủ phòng ngự, và mỗi học trò của Simeone đều là chuyên gia trong lĩnh vực này), vùng “nách” này sẽ bị hổng, để cho đối phương khai thác triệt để.

Barca đã làm điều này. Tuy nhiên, Atletico đã làm rất tốt trong việc cô lập phạm vi tấn công của Barca ở hai bên cánh, cắt sự liên hệ với trung tâm. Bên phía cánh trái, Iniesta chơi hơi lùi xuống, tiếp bóng cho Pedro và tránh khỏi sự áp sát của đối phương. Fabregas làm điều tương tự ở cánh phải, và ở đó Messi cũng dạt sang để hỗ trợ. Hậu vệ biên Barca dâng cao, phối hợp với tiền đạo cánh, tuy nhiên Atletico đã lập tức áp sát, khiến cho Barca không thoát ra được, đồng thời tiền vệ trung tâm đã bảo vệ vùng “half-space” tốt. Messi không thể liên hệ được với đồng đội, cho dù khả năng đi bóng, gây đột biến và thu hút đối phương của anh là chìa khóa để mở ổ khóa trước khung thành của Courtois. Có vẻ như Barca dựa nhiều vào đột biến cá nhân của Sanchez, Pedro, hay Messi mỗi khi số 10 chạm được bóng.

Minh họa: Các hướng tấn công của Barca

Minh họa: Các hướng tấn công của Barca

Dù cho không thật sự hiệu quả, Barca vẫn duy trì sự kiểm soát thế trận, và mở tỉ số chính từ điểm yếu tôi đã nói ở trên, khi Tiago quên mất Sanchez phía sau lưng, để cho cầu thủ người Chile tự do sút bóng – một nỗ lực cá nhân đáng khen ngợi. Thế nhưng, lợi thế đó đã mất khi Atletico mở đầu hiệp hai bằng những đợt pressing cường độ lớn ngay sát vòng cấm Barca cùng với những đòn phản công nhanh hơn trước, khiến đội hình Barca không kịp ứng phó. Cuối cùng, Barca đã để thua – từ một tình huống phạt góc, điểm yếu cố hữu.

Trận đấu sau đó trở thành một…cuộc thi xem Barca có thể phá vỡ hàng phòng ngự đã lùi sâu của Atletico Madrid hay không. Tata Martino đã thử nhiều cách: Đưa Song vào sân đá…trung vệ để cho Pique lên đá…tiền đạo cắm, đưa Neymar vào để kéo giãn hàng phòng ngự Atletico, tung Xavi vào sân, để Fabregas lên đá tiền đạo cho Messi lùi xuống làm một “số 10” tự do đi bóng…Tuy nhiên, Atletico Madrid vẫn đứng vững cho tới phút cuối cùng.

Đây không phải là lỗi của Tata khi những sự thay đổi này của ông đều có lí, mà nó phản ánh một thiếu sót lớn trong đội hình của Barca: Họ thiếu một tiền đạo cắm. Tiền đạo cắm này có thể cao to để cho đồng đội tạt cho, nhưng quan trọng nhất là anh này đóng vai trò thu hút hàng hậu vệ đối phương, tạo khoảng trống cho Lionel Messi. Điều này dẫn tới sự đơn điệu của Barca, hội chứng “Messidependencia” cũng như thiếu phương án B khi cần thiết.

3) Kết luận

Atletico Madrid không giành được chiến thắng để đạt được chức vô địch một cách thuyết phục nhất có thể, nhưng điều đó không quá quan trọng. Đoàn quân của Diego Simeone đã làm nên một điều phi thường: giành chức vô địch trước mũi hai gã khổng lồ Real Madrid và Barcelona bằng một lối chơi kỉ luật, chặt chẽ mà cũng rất nhiệt huyết, giàu sức mạnh, với khả năng thực hiện đấu pháp gần như hoàn hảo, trong khi chỉ dựa vào một bộ khung chính khoảng 15-16 cầu thủ trong suốt mùa giải. Chấn thương của Diego Costa và Arda Turan là hai tổn thất lớn cho Atletico trước thềm trận chung kết Champions League, và nó cũng có thể là hậu quả của một mùa giải chạy hết ga trên nhiều đấu trường, nhưng bây giờ, hãy cứ chúc mừng cho câu chuyện cổ tích của Simeone và học trò đã.

Về phía Barcelona, Tata Martino đã tuyên bố ra đi sau trận đấu này, kết thúc một năm làm huấn luyện viên tại Tây Ban Nha. Tata có phải chịu trách nhiệm cho mùa giải thất bát của Barca không? Chắc chắn ông phải chịu một phần trách nhiệm. Nhưng Tata không đáng bị đổ hết mọi tội lỗi lên đầu. Ông đã giới thiệu những ý tưởng mới cho Barca ở đầu mùa giải, giúp đội bóng chơi đa dạng hơn, nhưng những xung đột trong phòng thay đồ và nhất là chính sách sai lầm trong một thời gian dài của ban lãnh đạo khiến cho Barca sa sút dần theo năm tháng. Tata không thể thay đổi đội bóng theo ý của mình, cũng như tiếp tục làm việc cho một ban lãnh đạo trói tay trói chân huấn luyện viên. Sắp tới đây, nhiệm vụ cho huấn luyện viên mới (Luis Enrique?) sẽ là rất nặng nề, và Barca cần một cuộc cải tổ triệt để để giải quyết vấn đề.

My Football Ramble: About Pep Guardiola and his “philosophy”

On Wednesday (Vietnamese time), Bayern Munich lost to Real Madrid in the second leg of Champions League semi-final. Well…actually, they were humiliated by Los Blancos. Losing 1-0 in the first leg was already unacceptable to many Bayern fans, now how about 4-0, with the same old lack of penetration and tippy-tappy football?

pep

An uproar ensured. Pep Guardiola was, as expected, heavily criticised. The tiki-taka mastermind’s status is now reduced to a passing-obsessed bald man, and an ultra lucky idiot who somehow managed to destroy Jupp Heynckes’ legacy after only three games (these two against Real and the Dortmund one). Some even called for the Spaniard’s exit. After 3 games.

Bayern Munich supporters are proud. And sometimes they can be very forgetful. The Bavarian machine under Pep has operated smoothly from the start of the season, annihilated all opposition forces. A side dominating any league in the world is always a remarkable achivement – let alone cruising through and clinching the Bundesliga title with seven games to play, undefeated till the moment. Just because Bayern bought Mario Gotze from another title challenger, Borussia Dortmund, at the start of the season, just because Bayer Leverkusen and Schalke 04 do not possess a superstar or the rest of Bundesliga may be completely unknown to you, does not mean the league is weak.

Let’s compare Pep Guardiola to Jose Mourinho – another loser in the semi-final round. The master of counter-attacking football was undone by the former hardman Diego Simeone. Yesterday, the master of proactive football (“tippy-tappy” tiki-taka) was defeated, his tactics rendered useless. Two poster boys of two extremes of football, eliminated.

This is Mourinho’s fourth consecutive defeat in the semi-final stage of Champions League. Yet nobody even uttered that Mourinho was “found out” or needed to rethink his football belief. About Pep Guardiola, it was the contrary.

A “philosophy”, “style”,etc… is only as good as the team executing it. “Tiki-taka” is only a name summarizing the “style” of Pep Guardiola, it does not describe his “tactics”, how he wants his players to move or zones to exploit. A team do not lose because of their philosophy, they lose because their tactic is wrong. David Moyes doesn’t have a clear philosophy, and his “covering space” tactic is obsolete. Pep has “tiki-taka”, but in the first leg, Bayern were too slow, having no obvious link, and in the second leg, they were too fast, too imprecise – by the time they reverted back to their control template, it was already too late. And Mourinho, he wanted his side to soak up pressure and counter, but their gaps were exploited brilliantly by Atletico Madrid.

Passing the ball endlessly has its merits, although it may bore people to death. Pep doesn’t want his players to keep the ball just for the sake of it – he wants his team to move the ball constantly to open up space and penetrate. Andre Villas-Boas openly expressed his admiration for Barcelona, not because of their ball retention ability, but because of the “verticality” in their play. Boas favours an aggressive, high-tempo style of football, and he, unlike a certain Spurs trainer, definitely knows his stuff.

Pep got his tactics wrong, that is what to be blamed, not his philosophy. Bayern fans want to see a Jupp Heynckes style, a “German style”. If the “German style” is the old style Vietnamese fans are accustommed to: strong-willed, tough players, direct counter-attacking, then they are wrong. That is not the current German style: dynamic, fresh,  swift in transition, more proactive, highly tactical as well as entertaining. Jupp’s Bayern are a team based on possession, mixed with some physicality and directness. Yes, Jupp’s team DO KEEP THE BALL. They were the team with the second highest amount of possession in Europe last season, only behind Barcelona. In their demolition of the Catalans, Bayern played counter-attacking, strong, direct football (and they might have pleased some “fans” who think of football as another form of jousting, albeitwith the ball), but that was only a measure against a better side in term of hoarding the ball – instead of fighting a passing battle, they use their superior physicality to exploit Barca’s weakness, and came out successful. Bayern didn’t destroy tiki-taka, they just took an alternate route. Now, Pep just takes their possession-oriented style to a higher level. And everybody thinks Pep is just an alien to “the German spirit”. And everybody loses their minds.

Pep was defeated. He was just a normal human who made mistakes – a lot of mistakes. In fact, even Jupp Heynckes almost got his side eliminated at the hands of Arsenal.  But he will learn. And of course, tiki-taka is not dead yet. There will be teams trying to control possession, applying ferocious pressure on the ball with a high line. Bayern will be a feared team next season, with the arrival of new elements and the refreshment of the squad. With “tiki-taka”.