Real Madrid 4-1 Atletico Madrid: Cuốn truyện cổ tích thiếu một chương

Atletico Madrid chơi có phần chủ động hơn đối phương và đã tới rất gần với chiến thắng, nhưng Sergio Ramos đã buộc trận đấu phải đi tới hai hiệp phụ, và tại đây Real Madrid đã hạ gục những chàng hiệp sĩ đã mệt mỏi tột cùng một cách gọn ghẽ, qua đó hoàn thành giấc mơ Decima sau 12 năm đợi chờ.

Diego Simeone đưa Diego Costa vào đội hình xuất phát cho dù anh vừa mới khỏi chấn thương – như vậy, đội hình trong trận đấu này so với trận gặp Barca vừa rồi chỉ thiếu vắng Arda Turan (Raul Garcia thay thế cho anh). Bên phía Real, Carlo Ancelotti chọn Sami Khedira thế chỗ Xabi Alonso bị treo giò. Cristiano Ronaldo, Gareth Bale và Angel Di Maria ra sân từ đầu.

Đội hình xuất phát của hai bên

1. Sơ đồ của Real: 4-3-3 và 4-4-2

 Real khởi đầu trận đấu với sơ đồ 4-3-3 đã được sử dụng nhiều lần trong mùa giải này: Khedira chơi thấp nhất, Modric và Di Maria chơi cao hơn ở hàng tiền vệ trung tâm (Modric lệch phải, Di Maria lệch trái), bộ ba tấn công là những gương mặt quen thuộc: Benzema – Ronaldo – Bale.

Bộ ba tiền vệ trung tâm của Real được nối lại bằng vạch vàng. Coentrao được gạch đỏ

 Trong đó, Di Maria đóng vai trò “con thoi” liên tục di chuyển ra cánh trái để giúp Real áp đảo quân số (3 đánh 2) ở khu vực này, trong khi Modric thường chơi thấp hơn, đóng vai trò luân chuyển bóng.

Di Maria (gạch vàng) di chuyển lệch ra cánh

Di Maria (vàng) di chuyển dạt ra cánh, trong khi Modric đứng thấp hơn, không có thiên hướng xâm nhập

 Ở phía trên, Ronaldo chơi như một tiền đạo thứ hai: anh cầm bóng, đi bóng, tìm cách sút bóng bằng chân phải mỗi khi Real tấn công xuống cánh trái; khi bóng sang cánh phải, Ronaldo di chuyển vào vòng cấm để đón bóng. Gareth Bale ở cánh phải chơi giãn biên hơn, phối hợp với Dani Carvajal, tạo khoảng trống cho hậu vệ trẻ tạt bóng – nơi những Benzema và Ronaldo đang đợi. Còn Karim Benzema, anh di chuyển hơi lùi xuống theo hướng bóng để hỗ trợ Ronaldo và Bale.

Carvajal (vàng) tạt bóng – Ronaldo (đen) và Benzema (đỏ) tấn công vào vòng cấm

  Đội hình của Real thường chuyển qua 4-4-2 trong giai đoạn không có bóng: Di Maria dạt sang phòng ngự cánh trái, Modric – Khedira là tiền vệ trung tâm, Bale đảm trách cánh phải, Ronaldo được tự do và chủ động chọn vị trí đứng tại “half-space” bên trái, nơi mà anh có thể khơi mào cho những đợt phản công của Real.

4-4-2 trong phòng ngự của Real. Ronaldo được gạch đỏ.

 Khi trận đấu đã diễn ra hơn 15 phút , Real chuyển hẳn sang dùng 4-4-2 khi tấn công.

 Như trong hình ta có thể thấy, bộ tứ vệ Real được nối với nhau bằng vạch vàng. Khedira (màu đen – chơi thấp) và Modric (màu cam – chơi cao hơn) là hai tiền vệ trung tâm. Di Maria (gạch đỏ) bám biên trái. Ronaldo và Bale đang di chuyển theo hướng mũi tên đỏ.

 Cách triển khai tấn công theo 4-4-2 có những lợi thế nhất định.

+) Thứ nhất, bằng việc sử dụng hai cầu thủ bám biên thật sự là Di Maria và Bale, Real Madrid có thể mở rộng phạm vi tấn công, qua đó kéo giãn hàng phòng ngự của đối phương.

+) Thứ hai, Ronaldo hoàn toàn được giải phóng khỏi nghĩa vụ phòng ngự cánh trái. Di Maria có khả năng phòng ngự tốt hơn số 7 nhiều, giúp cánh của Real được đảm bảo. Ronaldo dạt ra “half-space” bên trái, vẫn có thể rê dắt và sút bóng như thường.

+) Thứ ba, Bale có thêm khoảng trống trước mặt để tăng tốc.

 Như vậy, trước một bài toán đã quen thuộc, Real đã sử dụng hai cách giải khác nhau. Kế hoạch của Real lúc này là đẩy bóng ra biên hòng kéo giãn đối thủ (có lẽ đó cũng là cách duy nhất), sử dụng tốc độ của các cá nhân (như Di Maria chẳng hạn) để vượt qua sự truy cản của hai, ba cầu thủ đối phương, hoặc thực hiện những quả treo bóng từ vị trí sát biên và khá xa so với cầu môn (ví dụ như ở cánh trái, Coentrao dâng cao hơn, để Di Maria treo bóng cho Benzema, Ronaldo và Bale đã túc trực trong vòng cấm). Cách tiếp cận này của Real dựa nhiều vào phẩm chất cá nhân thay vì sự phối hợp tập thể, và thực tế Real đã gặp rất nhiều khó khăn.

2. Vấn đề của Atletico Madrid

 Chúng ta đều đã biết cách chơi của Atletico khi họ không có bóng. Còn khi có bóng, họ triển khai tấn công rất nhanh với sự phối hợp khẩn trương của các tiền vệ cánh và tiền đạo, cùng hậu vệ biên dâng cao, nhằm tạo ra áp đảo quân số. Hai tiền đạo sẽ dạt sang hai bên hoặc lùi xuống, hai tiền vệ cánh di chuyển vào phía trong

Adrian (đỏ) dạt sang trái, Villa (hồng) lùi xuống phối hợp, Koke (vàng) di chuyển tiến lên. Raul Garcia (đen) cũng di chuyển vào phía trong.

atl_atk2

Bộ tứ tấn công của Atletico tập hợp tại một khu vực, thu hút sự chú ý của Real – từ đó Tiago (người cầm bóng) có thể chuyển cánh ra cho Juanfran (góc dưới ảnh, đang giơ tay xin bóng).

 Vấn đề của Diego Simeone là không có Diego Costa. Anh là một nhân tố rất quan trọng trong lối chơi của Atletico, đóng vai trò quấy rối hàng phòng ngự đối phương với thể hình và sự càn lướt; là tâm điểm đón những đường bóng trực diện từ tuyến dưới lên. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những tình huống phản công, khi Atletico cần một “trạm” giữ bóng phía trên để chờ đồng đội băng lên hỗ trợ, hay ít nhất là để nghỉ ngơi. Thiếu vắng Costa, Atletico đánh mất đi khả năng phản công hiệu quả, khiến họ phải chịu áp lực liên tục từ phía Real, trong khi những đợt tấn công của họ thường thiếu sự sắc nét ở đường bóng cuối cùng và Real cũng đã kịp thời lập đội hình – đó cũng có thể coi là một hệ quả khi thiếu Costa. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự quyết liệt trong tranh chấp mà Costa đem lại.

 Nhưng vấn đề này lại còn trầm trọng hơn nữa khi Simeone đã quyết định cho anh đá chính, để rồi phải thay anh ra từ phút thứ 9. Atletico mất mũi nhọn của mình và chỉ còn có hai sự thay đổi người, coi như là “chấp” Real một quyền thay người. Trong điều kiện thể lực của các học trò của Simeone đã suy giảm sau suốt một mùa giải chạy hết ga, cũng như chiều sâu đội hình không mạnh, Atletico Madrid là đội thua thiệt và sẽ buộc phải rút dần về, phụ thuộc vào những pha phất bóng phản công nhanh. Mất Costa không những cướp đi khả năng phản công hiệu quả, mà còn khiến Atletico không thể đưa thêm một cầu thủ sung sức vào trong trường hợp trận đấu kéo dài…đó là điều đã xảy ra.

3. Sự thay đổi của Real

 Real đang gặp khó trong việc phá vỡ hàng phòng ngự của Atletico Madrid. Họ đưa bóng lên từ tuyến dưới khá chậm, trong khi lại cần sự lanh lẹ và sáng tạo của Modric ở phía trên. Ancelotti buộc phải đánh bạc khi đưa Isco vào thay Khedira. Khoảng trống ở giữa sân sẽ mở ra, nhưng Real cần Isco để tiếp đạn cho tuyến trên. Anh là liên kết giữa tuyển tiền vệ và bộ tứ tấn công của Real, những người lúc này đang dâng lên rất cao. Nói cách khác, Real đang chơi 4-1-1-4.

real_shape1

Bộ tứ Di Maria – Ronaldo – Benzema – Bale được nối bằng vạch vàng. Isco được gạch đỏ, Modric: gạch đen

real_shape2

Chú ý khoảng cách giữa Modric (đen) và Isco (đỏ). Bộ tứ tấn công của Real chơi rất cao, ngang hàng nhau, không có kết nối với tuyến tiền vệ ngoài Isco.

 Real có được bàn thắng san hòa ti số, cho dù nó đến từ một tình huống bóng chết. Nhưng đây lại là bước ngoặt của trận đấu. Atletico Madrid đã quá mệt mỏi, họ không còn sức để chạy đuổi theo bóng, không còn quyền thay người, không có Diego Costa ở phía trên để phất bóng dài cho, thậm chí Juanfran phải tập tễnh đá tiếp trên sân. Trong khi đó Real, vốn có sức mạnh từ băng ghế dự bị mạnh hơn hẳn, thoải mái triển khai tấn công. Kết quả là ba bàn thắng đến trong 30 phút hiệp phụ. Bàn thắng nâng tỉ số lên 3-1 là ví dụ minh họa tốt nhất, khi tất cả các cầu thủ áo sọc đỏ-trắng không còn sức để chạy, chứ đừng nói tắc bóng trong chân Marcelo.

4. Kết luận

Real Madrid có một huấn luyện viên giỏi, có những cầu thủ giỏi. Họ có thể trông đợi vào sức mạnh của một đội hình được tổ chức tốt như trận gặp Bayern, hoặc những cá nhân xuất sắc sẽ tỏa sáng như Modric, Di Maria, Bale…Tất cả đã giúp họ đạt được giấc mơ Decima đầy ám ảnh – một cách xứng đáng.

 Cho dù tỉ số là 4-1, thực tế Atletico Madrid đã thi đấu, không, chiến đấu rất hay, rất quả cảm, rất khoa học. Họ đã chiến đấu hết mình, cho tới giây phút cuối cùng, gây cho Real Madrid khó khăn khủng khiếp. Kết quả ngày hôm nay thật nghiệt ngã với thầy trò Diego Simeone – nó giống như là nỗi buồn Borussia Dortmund phải chịu vào năm ngoái vậy. Câu chuyện cổ tích đã dừng lại mà còn thiếu một chương – nhưng những người đàn ông khoác trên mình tấm áo đỏ-trắng vẫn xứng đáng được nhận những lời ngợi ca.

Barcelona 1-1 Atletico Madrid: Công thức quen thuộc dẫn lối thành công cho Simeone

Trận “chung kết La Liga” giữa hai đấu thủ hạng nặng Barcelona và Atletico Madrid có thể không nảy lửa, không có đội nào chiến thắng…nhưng với Atletico Madrid, một trận hòa là đủ cho họ đoạt chức vô địch – kết quả vô cùng xứng đáng cho Diego Simeone và các học trò.

Đến với sân Camp Nou lần này, Diego Simeone giữ nguyên đội hình khung của mùa giải năm nay, chỉ thay Mario Suarez bằng Cardoso Tiago. Bên phía Barcelona, Gerardo “Tata” Martino cho Xavi Hernandez ngồi ngoài, để Andres Iniesta và Cesc Fabregas đá cùng nhau trong hàng tiền vệ ba người. Alexis Sanchez – Lionel Messi – Pedro Rodriguez là mũi “đinh ba” của Barca, khi Neymar được cất trên ghế dự bị.

Đội hình xuất phát của hai đội

1)  Công thức “kháng Barca” của Atletico Madrid

Đây không phải là công thức kháng đặc hiệu cho Barcelona, vì Atletico Madrid cũng áp dụng nó với các đội khác, nhưng đối với Barca thì công thức chiến thuật này luôn tỏ ra hữu hiệu, nhất là khi được thực hiện với tốc độ và sự bền bỉ như các cầu thủ Atletico đã làm. Họ dâng cao lên pressing ngay từ phần sân đối thủ, áp sát ngay lập tức với số đông khi vừa mất bóng, và nhanh chóng rút về lập đội hình khi đối phương tiến lên tới giữa sân.

Khối phòng ngự của họ được dựng theo sơ đồ 4-4-2-0. Hai tiền đạo David Villa và Diego Costa cũng lui về hỗ trợ tuyến dưới phòng ngự, khiến khoảng cách giữa cả ba tuyến của Atletico rất đều và được hạn chế. Khối phòng ngự này được bố trí hẹp, biến nó thành một loại pháo đài chặn toàn bộ khu vực giữa sân. Mục đích của họ là đẩy đối phương ra cánh, nơi mà họ sẽ áp sát theo kiểu người kèm người một cách quyết liệt, nhằm lấy bóng hoặc cô lập đối phương ở khu vực gần đường biên – nơi mà các lựa chọn cho người cầm bóng bị hạn chế đi nhiều.

Minh họa cách pressing ở cánh của Atletico. Juanfran và Turan theo sát đối thủ áo xanh của mình. Gabi bảo vệ "nách", đồng thời để mắt đến đối phương xâm phạm vào không gian này. Tiago bọc lót cho Gabi.

Minh họa cách pressing ở cánh của Atletico. Juanfran và Turan theo sát đối thủ áo xanh của mình. Gabi bảo vệ “nách”, đồng thời để mắt đến đối phương xâm phạm vào không gian này. Tiago bọc lót cho Gabi.

Khi phản công, Atletico đánh một cách trực diện. Diego Costa là tâm điểm, là mũi nhọn quấy rối hàng phòng ngự đang dâng cao của Barca; anh di chuyển lệch trái, đón bóng từ tuyến dưới và phối hợp với đồng đội đang dâng lên hỗ trợ. Koke và Arda Turan di chuyển vào trong, tấn công thẳng về hướng khung thành của Pinto. Tốc độ và khả năng chống lại sự áp sát từ đối thủ giúp Atletico giữ một mối đe dọa liên tục, nhưng đáng tiếc thay điều này đã mất đi khi lần lượt Costa và Turan chấn thương phải rời sân. Kể từ lúc đó, những đường lên bóng của đội bóng thành Madrid tỏ ra thiếu sắc sảo và dễ bị bắt bài hơn.

2) Barca triển khai tấn công

Barca vẫn là đội có nhiều bóng hơn và chủ động nắm thế trận hơn, nhưng Atletico Madrid vẫn là một bài toán khó. Đội bóng xứ Catalan biết rằng mình không thể xuyên thủng khối phòng ngự trước mặt qua đường trung lộ được, vì vậy cách họ chọn, và có lẽ cũng là cách duy nhất có thể, là ra cánh.

Cách pressing của Atletico có một điểm yếu. Khi tiền vệ biên và hậu vệ biên đều có mặt tại sát đường biên để áp sát, tiền vệ trung tâm ở gần đó sẽ trấn giữ khu vực nách hở ra. Nếu như anh này di chuyển chậm, không kịp bao quát khu vực này hoặc các cầu thủ Atletico bị vượt qua (cách pressing của Atletico phụ thuộc nhiều vào khả năng đấu tay đôi của cầu thủ phòng ngự, và mỗi học trò của Simeone đều là chuyên gia trong lĩnh vực này), vùng “nách” này sẽ bị hổng, để cho đối phương khai thác triệt để.

Barca đã làm điều này. Tuy nhiên, Atletico đã làm rất tốt trong việc cô lập phạm vi tấn công của Barca ở hai bên cánh, cắt sự liên hệ với trung tâm. Bên phía cánh trái, Iniesta chơi hơi lùi xuống, tiếp bóng cho Pedro và tránh khỏi sự áp sát của đối phương. Fabregas làm điều tương tự ở cánh phải, và ở đó Messi cũng dạt sang để hỗ trợ. Hậu vệ biên Barca dâng cao, phối hợp với tiền đạo cánh, tuy nhiên Atletico đã lập tức áp sát, khiến cho Barca không thoát ra được, đồng thời tiền vệ trung tâm đã bảo vệ vùng “half-space” tốt. Messi không thể liên hệ được với đồng đội, cho dù khả năng đi bóng, gây đột biến và thu hút đối phương của anh là chìa khóa để mở ổ khóa trước khung thành của Courtois. Có vẻ như Barca dựa nhiều vào đột biến cá nhân của Sanchez, Pedro, hay Messi mỗi khi số 10 chạm được bóng.

Minh họa: Các hướng tấn công của Barca

Minh họa: Các hướng tấn công của Barca

Dù cho không thật sự hiệu quả, Barca vẫn duy trì sự kiểm soát thế trận, và mở tỉ số chính từ điểm yếu tôi đã nói ở trên, khi Tiago quên mất Sanchez phía sau lưng, để cho cầu thủ người Chile tự do sút bóng – một nỗ lực cá nhân đáng khen ngợi. Thế nhưng, lợi thế đó đã mất khi Atletico mở đầu hiệp hai bằng những đợt pressing cường độ lớn ngay sát vòng cấm Barca cùng với những đòn phản công nhanh hơn trước, khiến đội hình Barca không kịp ứng phó. Cuối cùng, Barca đã để thua – từ một tình huống phạt góc, điểm yếu cố hữu.

Trận đấu sau đó trở thành một…cuộc thi xem Barca có thể phá vỡ hàng phòng ngự đã lùi sâu của Atletico Madrid hay không. Tata Martino đã thử nhiều cách: Đưa Song vào sân đá…trung vệ để cho Pique lên đá…tiền đạo cắm, đưa Neymar vào để kéo giãn hàng phòng ngự Atletico, tung Xavi vào sân, để Fabregas lên đá tiền đạo cho Messi lùi xuống làm một “số 10” tự do đi bóng…Tuy nhiên, Atletico Madrid vẫn đứng vững cho tới phút cuối cùng.

Đây không phải là lỗi của Tata khi những sự thay đổi này của ông đều có lí, mà nó phản ánh một thiếu sót lớn trong đội hình của Barca: Họ thiếu một tiền đạo cắm. Tiền đạo cắm này có thể cao to để cho đồng đội tạt cho, nhưng quan trọng nhất là anh này đóng vai trò thu hút hàng hậu vệ đối phương, tạo khoảng trống cho Lionel Messi. Điều này dẫn tới sự đơn điệu của Barca, hội chứng “Messidependencia” cũng như thiếu phương án B khi cần thiết.

3) Kết luận

Atletico Madrid không giành được chiến thắng để đạt được chức vô địch một cách thuyết phục nhất có thể, nhưng điều đó không quá quan trọng. Đoàn quân của Diego Simeone đã làm nên một điều phi thường: giành chức vô địch trước mũi hai gã khổng lồ Real Madrid và Barcelona bằng một lối chơi kỉ luật, chặt chẽ mà cũng rất nhiệt huyết, giàu sức mạnh, với khả năng thực hiện đấu pháp gần như hoàn hảo, trong khi chỉ dựa vào một bộ khung chính khoảng 15-16 cầu thủ trong suốt mùa giải. Chấn thương của Diego Costa và Arda Turan là hai tổn thất lớn cho Atletico trước thềm trận chung kết Champions League, và nó cũng có thể là hậu quả của một mùa giải chạy hết ga trên nhiều đấu trường, nhưng bây giờ, hãy cứ chúc mừng cho câu chuyện cổ tích của Simeone và học trò đã.

Về phía Barcelona, Tata Martino đã tuyên bố ra đi sau trận đấu này, kết thúc một năm làm huấn luyện viên tại Tây Ban Nha. Tata có phải chịu trách nhiệm cho mùa giải thất bát của Barca không? Chắc chắn ông phải chịu một phần trách nhiệm. Nhưng Tata không đáng bị đổ hết mọi tội lỗi lên đầu. Ông đã giới thiệu những ý tưởng mới cho Barca ở đầu mùa giải, giúp đội bóng chơi đa dạng hơn, nhưng những xung đột trong phòng thay đồ và nhất là chính sách sai lầm trong một thời gian dài của ban lãnh đạo khiến cho Barca sa sút dần theo năm tháng. Tata không thể thay đổi đội bóng theo ý của mình, cũng như tiếp tục làm việc cho một ban lãnh đạo trói tay trói chân huấn luyện viên. Sắp tới đây, nhiệm vụ cho huấn luyện viên mới (Luis Enrique?) sẽ là rất nặng nề, và Barca cần một cuộc cải tổ triệt để để giải quyết vấn đề.

Atletico Madrid 0 – 0 Chelsea: Không một mối đe dọa từ cả hai phía

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Trận bán kết lượt đi Champions League 2013-2014 giữa Atletico Madrid và Chelsea đã được làm nóng với sự so sánh giữa Diego Simeone và Jose Mourinho hay liệu Thibaut Courtois có được ra sân hay không…Nhưng bản thân trận đấu đã diễn ra khá tẻ nhạt, hai bên đều hết sức thận trọng (đặc biệt là Chelsea) và rời sân với tỉ số hòa 0-0.

 Bên phía Atletico Madrid, chân kiến tạo Diego xuất phát, Raul Garcia được bố trí bên cánh phải. Koke thi đấu bên cánh trái, trong khi Arda Turan ngồi dự bị. Về Chelsea, Jose Mourinho đưa ra sân bốn tiền vệ trung tâm: Frank Lampard, Jon Obi Mikel, David Luiz và Ramires. Fernando Torres được giao cho vị trí trung phong, trong khi Ashley Cole đảm nhiệm vai trò hậu vệ trái khi Branislav Ivanovic vắng mặt.

Đội hình xuất phát của hai đội

Đội hình xuất phát của hai đội

1) Atletico tấn công nhanh

Đội chủ nhà là những người chủ động cầm bóng, khi đối thủ của họ tập trung vào việc phòng ngự ở phần sân của mình. Họ tìm cách phối hợp nhanh ở hai bên cánh với các nhóm phối hợp tấn công; vai trò ngòi nổ thuộc về Diego, người di chuyển linh hoạt sang hai bên sườn của Mikel.

Cách bố trí đội hình của Atletico: Hai tiền vệ trung tâm thấp và ngang nhau; hậu vệ biên (gạch đỏ) dâng cao. Koke (tím) di chuyển vào phía trong (khu vực "half-space" giữa trung lộ và cánh). Raul Garcia ở cánh đối diện thi đấu như một tiền đạo cánh phải. Diego lùi xuống để phối hợp.

Cách bố trí đội hình của Atletico: Hai tiền vệ trung tâm thấp và ngang nhau; hậu vệ biên (gạch đỏ) dâng cao. Koke (tím) di chuyển vào phía trong (khu vực “half-space” giữa trung lộ và cánh). Raul Garcia ở cánh đối diện thi đấu như một tiền đạo cánh phải. Diego lùi xuống để phối hợp.

Bên phía cánh trái, Atletico dựa vào sự phối hợp của bộ ba Felipe Luis – Diego – Koke để kéo Chelsea giãn ra và tạo khoảng trống:

Koke (gạch đỏ) có bóng, Diego (gạch vàng) lùi xuống phối hợp

Koke (gạch đỏ) có bóng, Diego (gạch vàng) lùi xuống phối hợp

Felipe Luis (xám) kéo Ramires khỏi vị trí, tạo ra một khoảng trống để Koke (đỏ) đột phá vào, trong khi Diego (vàng) lui xuống để nhận bóng từ đồng đội khi anh không thể chuyền lên được

 Về nửa cuối hiệp một, Atletico chuyển trọng tâm tấn công sang cánh phải, với Diego di chuyển sang, Juanfran lên cao, Gabi đóng vai trò một “trạm luân chuyển”, còn Raul Garcia thì chủ yếu hoạt động ở vòng cấm như một tiền đạo.

Juanfran (gạch đỏ) và Diego (gạch tím). Gabi (gạch cam) giữ vị trí.

Juanfran (gạch đỏ) và Diego (gạch tím). Gabi (gạch cam) giữ vị trí.

Đội chủ nhà chủ yếu tấn công ở sát biên, đưa bóng vào trong bằng những đường tạt. Theo whoscored.com, trong cả trận, họ đã thực hiện tổng cộng 44 quả tạt, trong đó nhiều nhất là Juanfran với 12 quả tạt.

Atletico Madrid thường được biết tới với sự xuất sắc của mình khi không có bóng cũng như trong những pha phản công. Lần này, trước một đối thủ “lái xe bus” thuộc hàng thượng thặng, đại diện Tây Ban Nha triển khai tấn công nhanh, rộng, có mục đích và tạo ra được cơ hội; tuy nhiên Chelsea phòng ngự số đông ở khu vực vòng cấm, chặn lại những đường bóng đưa vào đây của Atletico, đồng thời các cầu thủ Atletico cũng không tận dụng được cơ hội khi những pha dứt điểm của họ không chính xác, hoặc là quá dễ dàng – nhất là với Diego Costa. Đội bóng Tây Ban Nha cũng không có những phương án tấn công đa dạng để kéo các cầu thủ Chelsea khỏi vị trí – dù sao, họ quen không có bóng hơn là cầm bóng trong chân.

2. Chelsea phòng ngự

Có thể tóm tắt đấu pháp của Chelsea trong trận đấu này là “xe bus”. Họ ra sân với ba tiền vệ trung tâm có xu hướng phòng ngự, cộng với “máy chạy” Ramires bên phải, để một cầu thủ tốc độ là Willian bên cánh trái và Torres đá cắm. Ngay từ đầu họ đã không giấu ý định phòng ngự sâu, đội hình hẹp. Có thể coi chiến thuật trong trận đấu này của Chelsea là tiêu cực vì: Thứ nhất, Chelsea của Mourinho trong năm nay tuy dựa vào phản công, nhưng thường áp sát cao và phản công từ những tình huống cướp bóng (một điều mà trong trận đấu này ít ra họ có thể làm được), và thứ hai là Chelsea gần như không có một mối đe dọa nào với Atletico. Torres chịu khó di chuyển sang hai bên Godin và Miranda, nhưng anh cô độc khi không có đồng đội hỗ trợ kịp thời. Kể cả Willian cũng im hơi lặng tiếng.

Hình ảnh dưới đây (nguồn: twitter @allas4) cho thấy cách bố trí phòng ngự của Chelsea:

Đội hình phòng ngự của Chelsea: Hàng tiền vệ với Mikel thấp nhất, Lampard và David Luiz hơi cao hơn một chút (gần như ngang hàng nhau). Ramires và Willian (vòng tròn trắng) có nhiệm vụ theo sát Felipe Luis và Juanfran - họ chơi như những hậu vệ biên vậy. Bộ tứ vệ Chelsea đứng sát nhau.

Đội hình phòng ngự của Chelsea: Hàng tiền vệ với Mikel thấp nhất, Lampard và David Luiz hơi cao hơn một chút (gần như ngang hàng nhau). Ramires và Willian (vòng tròn trắng) có nhiệm vụ theo sát Felipe Luis và Juanfran – họ chơi như những hậu vệ biên vậy. Bộ tứ vệ Chelsea đứng sát nhau.

Thực tế, rất khó cho Chelsea để có thể phá vỡ hàng phòng ngự của Atletico Madrid, khi đội bóng này vốn dĩ được tổ chức rất tốt.

Đội hình 4-4-2 hẹp của Atletico. Ở đây, họ giành chiến thắng khi tranh chấp đường bóng phát dài từ Schwarzer.

Đội hình 4-4-2 hẹp của Atletico. Ở đây, họ giành chiến thắng khi tranh chấp đường bóng phát dài từ Schwarzer.

Khi đối thủ cầm bóng ở đường biên, Atletico sẽ áp sát rất mãnh liệt. Đây là một tình huống Chelsea ném biên, và hãy xem cách bố trí của đội chủ nhà.

Khi đối thủ cầm bóng ở đường biên, Atletico sẽ áp sát rất mãnh liệt. Đây là một tình huống Chelsea ném biên, và hãy xem cách bố trí của đội chủ nhà.

Bằng việc chơi “thứ bóng đá từ thế kỉ 19” này, Chelsea đã rất thành công trong việc ngăn cản đối phương ghi bàn (mặc dù bản thân họ cũng không có cơ hội để ghi bàn). Atletico không quen thi đấu với những đội như thế này – họ dựa vào tốc độ, trực diện để đánh vào khoảng trống phía sau lưng đối phương hơn là phải chơi phía trước một chiếc xe hai tầng. Diego Costa có thể hình, tốc độ, nhưng khi phải đối mặt với những hàng phòng ngự lùi sâu như đội tuyển Italia và Chelsea, anh không để lại nhiều dấu ấn, có chăng chỉ là những pha dứt điểm không đủ gây khó dễ mà thôi. Bản thân Chelsea cũng đang gặp khó khăn khi đối đầu với những đội “lái xe bus” như West Ham, và Diego Costa có lẽ không phải là sự lựa chọn lí tưởng nhất để bổ sung cho hàng công của The Blues.

3. Kết luận

 Không có gì nhiều xảy ra trong trận đấu này, khi cả hai đều chơi rất thận trọng (mặc dù Simeone cũng đã cố gắng thay đổi ở cuối hiệp 2, nhưng những sự thay đổi đó là không đủ để đem tới sự khác biệt trong cách tấn công của Atletico). Trận lượt về sẽ rất khó lường, khi Chelsea có thể cởi mở và chủ động hơn, với lợi thế sân nhà, nhưng đó cũng sẽ là cơ hội cho Atletico tung đòn chí mạng. Hoặc có thể, Chelsea sẽ lại tiếp tục lái xe bus…

Mổ băng: Manchester United trước Olympiakos

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

 Manchester United vừa hoàn tất tiếp một cú lội ngược dòng nữa, lần này là trước Olympiakos sau khi đã để thua 2-0 ở trận lượt đi. 3-0 là một tỉ số ấn tượng, nhưng đáng lẽ ra với đối thủ như Olympiakos, Man Utd không phải vất vả đến như vậy. Và kể cả trong trận thắng đậm này, United cũng bộc lộ ra những điểm yếu.

Vậy họ đã làm gì trong trận đấu vừa qua?

1) Tấn công:

Moyes là một người ưa thích đấu pháp “dàn trải” đội hình bằng cách “phân lô”. Cụ thể như thế nào thì đã được trình bày tại bài viết này trên 4231.vn

Hãy xem trong trận đấu này, United áp dụng đấu pháp như thế nào.

Khi United triển khai bóng ngắn từ cầu môn:

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

Một ví dụ về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes. Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Một ví dụ khác về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes.

Một ví dụ khác về đấu pháp “Dàn trải” của Moyes.

Hãy thử so sánh với một tình huống triển khai bóng ngắn của Olympiakos:

olympiakos_buildup1

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Khi David De Gea phát bóng dài:

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp "dàn trải" khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp “dàn trải” khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

Một khoảng trống mênh mông - United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Một khoảng trống mênh mông – United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này - đội hình MU ở dạng 4-3-3.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này

Và Welbeck có được sự tự do tương đối về mặt vị trí. Anh di chuyển thông minh:

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Sau đó:

Rooney (khoanh vàng) không hề hỗ trợ Valencia mà tìm cách tấn công vào vòng cấm. Cầu thủ số 25 không có phương án nào ngoài tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát.

Welbeck di chuyển sang để hỗ trợ Valencia. Cầu thủ số 25 tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát, và cuối cùng là một đường tạt.

Thực tế thì United không thay đổi gì khỏi tư duy “dàn trải” “phân lô” của mình, nhưng trong trận đấu này, họ có một số khoảnh khắc thay đổi khác (tuy không nhiều) và điều đó giúp Quỷ Đỏ tiến bộ hơn.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

United có một khoảnh khắc rất đẹp khi họ thực sự hỗ trợ nhau, giống như dưới thời Ferguson:

manutd_attacking_triangle

Và thực sự thì họ có thể làm tốt:

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

:

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

Hai bàn thắng của United đến từ cánh trái của Olympiakos với thủ phạm là hậu vệ cánh trái Holebas: Trong bàn thắng thứ nhất, Holebas phạm lỗi với van Persie trong vòng cấm, và tới bàn thắng thứ hai:

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao.

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao, tạo điều kiện cho Ryan Giggs thực hiện đường chuyền dài

2) Phòng ngự:

United có thể đã ghi được 3 bàn – 2 bàn thắng tới từ hai đường chuyền dài tuyệt đẹp của Ryan Giggs – nhưng khi phòng ngự họ bộc lộ ra nhiều vấn đề. Đây là đội hình của họ khi phòng ngự 1/3 sân:

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos...

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos…

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Một ví dụ khác:

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy - Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền hoặc giúp Giggs áp sát.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy – Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền vào trong hoặc giúp Giggs áp sát.

Một đội bóng tốt thường xuyên giữ cự li đội hình hợp lí, bọc lót cho nhau tốt trong việc phòng ngự cũng như chủ động chặn lại các phương án chuyền bóng của đối thủ. Nhưng United thì không.

Khoảng trống lộ ra quá lớn - Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khoảng trống lộ ra quá lớn – Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khi pressing đối thủ, United cũng bộc lộ những vấn đề:

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau - trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau – trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs - Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs – Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Có lẽ đấu pháp của Moyes còn ảnh hưởng tới cả khâu phòng ngự của United. Đội hình phòng ngự bị dàn ra khá rộng, thể hiện ở bức ảnh sau:

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra - Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên.

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra – Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên – không ai bọc lót được cho nhau cả.

Hãy so sánh tổ chức của United với Atletico Madrid. Tất cả những ảnh sau đều được lấy từ blog Jamieadams3:
Khi áp sát ở giữa sân:

Atletico Madrid pressing tập thể khi bóng ra biên – mục đích của họ là áp đảo quân số ở khu vực trung tâm, buộc đối thủ phải chuyền ra biên; đó là lúc bẫy của họ hoạt động, và Atletico sẽ áp sát mạnh mẽ như trong hình.

Có sự bọc lót tốt khu vực half-space từ tiền vệ trung tâm (khoanh vòng). Cự li đội hình không bị kéo giãn bề ngang như United.

Atletico Madrid chịu để lộ khoảng trống giữa hai tuyến, nhưng cách hàng tiền vệ pressing làm đối thủ không thể triển khai bóng, cũng như những phương án chuyền vào khu vực bị hở bị hạn chế đi. Trong khi đó, United không pressing được như vậy.

So sánh hình ảnh United phòng ngự phần 1/3 sân của mình với Atletico:

Một đội hình tổ chức hẹp và rất chắc chắn, rất khó để xuyên thủng chính diện.

Tất nhiên là rất khó để đạt được trình độ tổ chức (cũng như thể lực để thực hiện kế hoạch) như Atletico Madrid, nhưng cách United đang áp dụng là không hề tốt. Olympiakos có thể không đủ khả năng khai thác những khoảng trống đó, nhưng Bayern thì hoàn toàn có thể.

3) Kết luận

United một lần nữa chứng tỏ rằng: Phương pháp của Moyes không phù hợp, và họ cần phải có sự thay đổi triệt để, với bằng chứng là những điểm sáng khi thay đổi một chút trong kế hoạch. Không những bị hạn chế khả năng ghi bàn, Man Utd còn bộc lộ ra những điểm yếu – phải nói là tồn tại dai dẳng trong mùa giải này – ở khâu phòng ngự. Đối thủ sắp tới tại Champions League của họ là Bayern Munich – rất khó để Man Utd đánh bại được đại diện nước Đức, nhưng nếu cứ tiếp tục thi đấu thế này thì trận đấu của Hùm xám có lẽ sẽ dễ hơn họ nghĩ.

Mổ băng: Milan – Họ đã làm gì trước Atletico Madrid?

Bài viết đã được đăng tại 4231.vn

Milan đang có một mùa giải tệ hại. Họ đang đứng giữa bảng xếp hạng, hi vọng dự Europa League tỏ ra xa vời, và tại đấu trường châu Âu, tân huấn luyện viên Clarence Seedorf không thể làm được gì để giúp đội bóng lọt qua cửa ải mang tên Atletico Madrid. 4-1 – một cú tát trời giáng vào danh dự của Rossoneri. Có lẽ đây là giọt nước làm tràn li, khi niềm tin vào vị huấn luyện viên trẻ tuổi đang dần tắt lịm, thay vào đó là sự chỉ trích – giống như những lời được nhiều người ném vào Allegri trước đây.

 Vậy, Milan đã làm gì trong trận đấu đó? Hãy cùng “mổ băng”, xem xét qua bốn giai đoạn của trận đấu:

1) Giai đoạn 1: Tổ chức tấn công

 Đầu tiên là phân đoạn 1: Milan triển khai từ sân nhà

Milan triển khai ngắn với đội hình dạng 4-3-3, hậu vệ biên dâng cao. Atletico Madrid đáp trả bằng cách cắt đôi hàng hậu vệ và tiền vệ của đối thủ nhằm lái hướng bóng sang cánh.

milanbuildup_2nd

Khi Milan muốn đưa bóng lên, họ không có phương án nào rõ rệt ngoại trừ đưa bóng ra cánh: một phần do bị các cầu thủ Atletico ngăn cản, một phần do cách bố trí đội hình quá xa nhau

milanbuildup_3rd

Sau đó, bóng được đưa sang cánh trái. Cầu thủ Atletico lập tức áp sát, buộc Emanuelson phá lên trên

atl_fullpressing

Một thời điểm khác: Milan dưới áp lực toàn sân của đối phương. Họ không thể triển khai bóng trong “phân đoạn 1”.

 Nếu Abbiati phát bóng dài:

milanbuildup_4th

Milan bố trí đội hình hẹp, với Kaka và Taarabt bó vào. Họ có lợi thế quân số khi tranh chấp bóng bật ra.

 Tới “phân đoạn 2”, tức là Milan đưa bóng lên tới phần sân đối phương. Lúc này, đội hình Atletico Madrid lui về ở tầm trung để ổn định sau khi Milan đưa bóng ra rộng ngoài biên – đội bóng Tây Ban Nha không muốn áp sát ngay lập tức lúc đó để tránh đội hình xộc xệch.

milan_2ndphase

Milan tấn công. Hậu vệ biên dâng cao; Poli di chuyển lên cao hơn De Jong và Essien. Kaka và Taarabt đứng dưới Balotelli, tạo thành một tam giác nhằm phối hợp giữa khoảng trống của các tuyến đối phương.

milanatk

Taarabt bó vào trong, Kaka cũng vậy (và chơi gần với Balotelli, khoanh đen). Atletico Madrid được tổ chức rất tốt với cự li hợp lí; Mario Suarez (khoanh xanh) áp sát Taarabt và buộc anh này không còn lựa chọn nào khác, phải chuyền sang cánh.

milan_poli

Poli đi bóng vào trung tâm, và ngay lập tức bị bao vây, cướp bóng

 Đây chính là một cái bẫy của Atletico Madrid: họ bắt đối thủ phải chuyền ra cánh khi trung tâm đã bị khóa chặt, và…

atl_pressingtrap

Atletico áp sát ở cánh rất nhanh – cái bẫy của họ đã sập. Họ áp đảo quân số ở cánh – ở hình này là 2 vs 1 với Essien.

 Cách bố trí đội hình của Atletico là rất tốt, tuy vậy nó có một nhược điểm mà Milan đã khai thác được trong bàn thắng của họ. Đó là khi đối phương triển khai bóng ở cánh, hậu vệ biên sẽ để mắt tới cầu thủ bám biên của đối phương, sẵn sàng áp sát ngay, trong khi tiền vệ cánh đó thì có thể áp sát bóng. Như vậy, một khoảng trống (“half-space”) mở ra.

milan_goal

Koke áp sát cầu thủ có bóng của Milan, trong khi Luis thì đứng gần biên. Khoảng trống lộ ra và Poli (khoanh đỏ) lợi dụng một cách rất thông minh. Balotelli (khoanh vàng) lùi xuống, làm một “trạm” chuyển bóng tới Poli đang trống trải – anh tạt vào cho Kaka ghi bàn.

 Đây là đội hình của Milan sau khi Pazzini được tung vào sân thay Essien:

milan_pazzini

Milan 4-4-2/4-2-2-2. de Jong và Poli là cặp đôi tiền vệ trung tâm. Pazzini và Balotelli chơi ngang hàng nhau. Kaka và Robinho di chuyển vào phía trong, để cho Emanuelson và Abate dâng lên cao.

2) Tổ chức phòng ngự

 Milan phòng ngự với số khá ít: 8 người. Kaka và Balotelli được phép ở lại phía trên, trong khi Taarabt thì bám sát Felipe Luis.

milan_def2

Milan tổ chức phòng ngự theo sơ đồ 4-4-1-1. Kaka (khoanh tròn) ở giữa sân, sẵn sàng di chuyển để hỗ trợ phản công. Taarabt lui về, cùng ba tiền vệ lập thành bộ tứ (nối với nhau bằng vạch đỏ).

atl_1stgoal

Tình huống Atletico Madrid ghi bàn mở tỉ số. Taarabt ở phía xa (khoanh đen), Poli khoanh hồng. Lúc này bên cánh trái của mình, Milan chỉ phòng ngự với Emanuelson và Essien. De Jong (khoanh vàng) di chuyển ra hỗ trợ, và cầu thủ Atletico Madrid cũng di chuyển theo.

atl_1stgoal_2

Và sau đó, khi Atletico cướp lại được bóng (có thể thấy được Kaka đang trên đà di chuyển). Không gian trong khoanh da cam lộ ra. Cự li đội hình của Milan không tốt.

milan_def_poli

Poli (khoanh đỏ)

milan_halfspace

Vì vị trí của Poli, Essien phải vừa quan tâm tới khoảng cách của mình với De Jong và vừa phải để mắt tới cánh phải, trong khi Taarabt đứng gần biên phải (vì Felipe Luis) và De Jong đứng ở trung tâm. Cầu thủ Atletico (khoanh đỏ) dễ dàng lợi dụng “half-space”.

 Vị trí của Poli không thực sự rõ ràng: anh là tiền vệ tấn công hay tiền vệ trung tâm? Anh sẽ chơi cao hơn hay giữ vị trí ngang với de Jong? Trong tình huống Milan thủng lưới bàn thua thứ hai, Poli gián tiếp có phần trách nhiệm khi đã dâng lên và tạo khoảng trống cho Turan dứt điểm.

milan_def_btl

Cùng lúc đó, khoảng trống giữa hàng tiền vệ và hậu vệ của Milan lộ ra lớn, trong khi không gây sức ép nào cả. Costa di chuyển xuống, kéo Bonera theo; đồng thời Raul Garcia tự do và có thể là một phương án chuyền.

milan_def_btl2

Và một ví dụ khác. Không chỉ khoảng trống giữa hai tuyến quá lớn (để cho cầu thủ Atletico xâm nhập phía sau lưng Poli – gần trọng tài), ở đây de Jong (khoanh đỏ) còn bị kéo quá xa so với Poli. Hệ quả của sự mất cân bằng trong phòng ngự cánh với trung tâm.

 Sang hiệp 2, Seedorf chuyển chỗ Poli và Essien, đồng thời giao nhiệm vụ cho Kaka bảo vệ cánh phải, để Robinho phía trên. Cấu trúc phòng ngự nhìn chung là không thay đổi. Atletico ưa thích đánh vào cánh trái (theo hướng của họ) đầu tiên, nhưng nhìn chung Milan phòng ngự ổn ở khu vực này nói riêng cũng như phần sân nhà nói chung.

 Sau khi Pazzini vào sân, Kaka và Robinho được bố trí sang hai cánh. Tuy nhiên, hai người không phải là những mẫu cầu thủ lui về phòng ngự lí tưởng – tức là không nhanh chóng rút về. Tình huống bàn thua thứ tư là một ví dụ:

milan_4thgoal

Kaka và Robinho (khoanh vàng) bên hai cánh. Khoảng trống mà họ tạo ra giúp Jose Sosa lọt vào và là người chuyền bóng cuối cùng cho Costa ghi bàn.

3) Chuyển tiếp sang phòng ngự (chống phản công)

 Milan không pressing đối thủ khi vừa mất bóng – thực tế thì làm điều đó là rất khó khi Milan không được chuẩn bị để phản-pressing, cũng như đối thủ của họ phản công rất trực diện, với những đường chuyền cự li dài cho Diego Costa. Họ thường rút về sân nhà để chuyển sang trạng thái phòng ngự (hoặc tổ chức lại nhanh để phòng ngự, nếu mất bóng ở phần sân nhà), với Nigel de Jong là người đi đầu trong việc hãm lại những đợt phản công của đối thủ. Tuy vậy, đội hình của Milan trong những tình huống này không thật sự đồng đều, các cầu thủ rút về không nhanh.

milan_dejong_deftrans

de Jong (khoanh)

milan_deftrans2

Milan chống một đợt phản công khác. Essien trám vào chỗ hậu vệ phải của Abate đang dâng cao, trong khi cả đội rút về

 Trong hiệp 2, khi Milan thay đổi chiến thuật với việc Pazzini được tung vào sân, họ mất đi một sự bảo vệ ở trung tâm (do số tiền vệ ở đây bị giảm xuống).

milan_2nd_btl

Poli dâng lên để áp sát đối thủ nhưng bị vượt qua, trong khi Muntari không ở vị trí thuận lợi cho bọc lót và hàng hậu vệ đứng thấp (do Rami – Bonera thiếu tốc độ). Có thể thấy Balotelli đang chạy về bên cánh phải.

4) Chuyển tiếp sang tấn công

 Atletico Madrid phản-pressing (gegenpressing theo tiếng Đức) rất tốt, và đây là ví dụ:

atl_gegenpressing

atl_gegenpressing2

 Như vậy, Milan rất khó để đưa bóng tới khung thành của Atletico, do đối phương áp sát ngay khi mất bóng.

 Kaka là người châm ngòi cho những đợt phản công của đại diện nước Ý, với vị trí tự do sau lưng Balotelli của mình. Trong ảnh về bàn thua đầu tiên, ta có thể thấy Kaka đã trên đà di chuyển khi Essien vừa lấy được bóng.

milan_counteratk_kaka

Một ví dụ khác: Kaka (khoanh vàng) trên đà di chuyển giữa các tuyến của Atletico. Balotelli (khoanh đen) di chuyển rộng để hỗ trợ triển khai phản công.

 Còn đây là sau khi Pazzini vào sân:

milan_counteratk

Balotelli (khoanh đen) là người khởi xướng phản công bằng cách lùi xuống vào khoảng trống giữa hàng hậu vệ và tiền vệ đối thủ

 Và ngay sau đó, Robinho sút trúng xà ngang.

5) Kết luận

 Có lẽ Milan đã chơi không quá tệ trước Atletico Madrid. Họ biết cách tấn công, khai thác điểm yếu của đối thủ. Mặc dù Rossoneri không thể lặp lại điều này lần hai, nhưng đó chủ yếu là do đối thủ của họ quá xuất sắc trong tổ chức đội hình. Barcelona còn gặp vướng mắc trong việc khoan thủng đội bóng này thì với Milan điều này còn khó gấp bội.

 Tuy vậy điều đáng trách của Milan là việc tổ chức đội hình phòng ngự cũng như chống phản công không tốt. Seedorf muốn sử dụng hai cầu thủ sáng tạo bó vào trong xoay quanh “trục” Balotelli và Poli, tuy nhiên có lẽ chỉ đạo của ông cho việc lui về không rõ ràng – bằng chứng là đội hình có cự li không tốt, bị kéo giãn theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Hai trung vệ cũng không giúp Milan khá hơn ở khoản này khi cả hai đều thiếu tốc độ. Rami trình diễn ở mức trung bình, còn Bonera chơi không đến nỗi nào khi sử dụng khá tốt kinh nghiệm của mình, cho dù anh trông cũng không thực sự tạo cảm giác yên tâm và dễ dàng mắc những sai lầm cá nhân.

 Atletico Madrid trội hơn Milan nhiều (chứ không phải như anh nghĩ đâu, Muntari). Có lẽ tỉ số 4-1 hơi nặng nề, nhưng nó phản ánh đúng trình độ của hai bên. Milan hiện tại giống như một công trường đang ngổn ngang, khi chủ đầu tư đuổi kiến trúc sư cũ và thuê về một người mới, lúng túng trước một đống gạch vụn. Tuy nhiên Seedorf không phải là một kẻ vô dụng – ông cần thêm thời gian, ít nhất là tới giai đoạn đầu mùa giải năm sau.

Atletico Madrid 0-0 Barcelona: Kết quả hòa cho một trận đấu hay

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng dẫn đầu La Liga đã kết thúc với tỉ số hòa và để lại một số dấu ấn về chiến thuật – chỉ tiếc rằng trận cầu này thiếu đi thứ gia vị mang tên bàn thắng.

Diego Simeone đưa ra đội hình xuất phát như dự kiến – Villa và Costa tiếp tục song hành trên hàng công. Bên phía Barcelona, Messi và Neymar đều ngồi trên ghế dự bị, để chỗ cho Fabregas và Sanchez xuất phát.

Đội hình xuất phát của hai đội

1) Đội hình của Atletico Madrid và cách hóa giải của Barcelona

Sức mạnh giúp Atletico Madrid thi đấu thăng hoa nằm ở đội hình được tổ chức cực tốt của họ – và trong trận đấu này, sức mạnh đó được dịp thể hiện một cách rõ ràng nhất. Atletico chơi với sơ đồ 4-4-2 hẹp – có thể coi họ có…4 tiền vệ trung tâm, vì cự li giữa các tiền vệ (cũng như hậu vệ) trong tuyến được thu gọn lại, khiến khối phòng ngự trở nên hẹp lại và choán hết khu vực trung tâm. Phía trên, hai tiền đạo Villa và Costa rất tích cực phòng ngự, di chuyển, áp sát, chắn trước các tiền vệ Barca…thậm chí có thể coi họ là tiền vệ thứ 5 và thứ 6 cũng được.

Đội hình của Atletico ở tầm trung-thấp, cho phép Barca có thời gian với bóng ở tuyến dưới trong khi mình thì tập trung vào việc kiểm soát không gian, buộc đối thủ phải tìm cách mở khóa. Nhưng mở khóa đội bóng thành Madrid rất khó. Nếu Barca muốn đánh trung lộ, họ coi như là đâm đầu vào bức tường đá, khi khoảng trống giữa các tuyến được hạn chế tối đa và các cầu thủ áo đỏ-trắng làm việc vô cùng chăm chỉ để giữ cự li cũng như chặn lại các hướng chuyền của Barca (cũng đừng quên số lượng áp đảo của Atletico!). Khi Barca đưa bóng ra cánh, khối đội hình của Atletico di chuyển nhanh chóng ra cánh để dồn ép đối phương. Khả năng bao sân cũng như cường độ làm việc của Atletico cũng hết sức ấn tượng – khi Barcelona phát bóng lên (bằng cách chuyền ngắn) hoặc ném biên, họ tổ chức pressing, vây bọc một cách hiệu quả, khiến những cầu thủ từ xứ Catalan lâm vào thế khó và buộc phải phá lên; nếu như Barca thoát khỏi lưới pressing này, Atletico cực kì nhanh chóng lui về phần sân nhà lập thành đội ngũ, không để đối phương có cơ hội tung đòn hồi mã thương.

Vậy thì Barca làm thế nào? Họ hướng tới half-space (không gian giữa “trung lộ” và “cánh”).  Cụ thể: hậu vệ biên của họ dâng lên (nhưng không cao, và di chuyển lệch vào trong – đối mặt với hai tiền vệ “cánh” Koke và Turan), hai cầu thủ chạy cánh Sanchez và Pedro chơi khá bám biên, Iniesta dâng cao lên để xâm nhập half-space, còn Fabregas chơi vai trò “số 9 ảo”. Cách tiếp cận này là hợp lí, và thực tế thì Barca đã mở ra được khoảng trống này (điển hình như pha đột phá của Iniesta vào phút 17), nhưng với khả năng bao sân, sức mạnh thể lực và ý thức chiến thuật tốt đã giúp Atletico nhanh chóng lấp lại những lỗ hổng, khiến cho đường vào khung thành Courtois trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Mất đi Iniesta – một cầu thủ có khả năng đột phá đẳng cấp – khiến cho Barca mất đi một lưỡi kiếm sắc bén có thể quyết định trận đấu.

Trong hoàn cảnh đó, việc Messi và Neymar được đưa vào sân giúp đoàn quân của Tata Martino tấn công hiệu quả hơn hẳn. Messi đảm nhận vai trò số 9 ảo, lùi xuống như một tiền vệ tấn công, lợi dụng kĩ thuật siêu đẳng của mình để cầm bóng, đi bóng vượt qua đối thủ, mở ra không gian và tạo cơ hội. Neymar thì đi bóng lắt léo, kéo đối phương khỏi vị trí, qua người, tạo khoảng trống, đồng thời cầu thủ trẻ người Brazil cũng là một vũ khí phản công lợi hại. Phần còn lại của mũi đinh ba là Pedro ở cánh phải có vẻ nhạt nhòa hơn hai người kia, nhưng anh đóng vai trò “chiến thuật”: bám biên, thu hút sự chú ý của Luis Felipe, tạo lỗ hổng giữa anh này và Diego Godin. Kết quả là Barca, tuy không hoàn toàn thống trị trận đấu, nhưng thi đấu có nét hơn và tạo nhiều cơ hội hơn hiệp 1 – chỉ tiếc là cuối cùng, họ vẫn không thể ghi bàn.

2) Atletico phản công

Khi giành được bóng, Atletico đưa bóng dài lên tuyến trên tới chỗ Diego Costa và David Villa để phản công nhanh. Hai người phối hợp với nhau, di chuyển sang hai bên sườn của Pique và Mascherano, buộc hai người này phải tranh chấp quyết liệt (và cả phạm lỗi). Nổi bật nhất là Diego Costa, một cơn đau đầu thực sự với hàng phòng ngự Barcelona: anh tham gia không chiến, anh rê bóng, anh băng xuống… Bên cạnh đó, khi phản công nhanh, Arda Turan từ cánh phải còn là một mối đe dọa bất ngờ với đội bóng của Tata Martino. Nhưng nhìn chung, Barcelona nhanh chóng lui về, sẵn sàng lao vào tắc bóng quyết liệt, trong khi Atletico đưa ít người lên phản công, khiến cho họ cũng không thể ghi được bàn.

Kể cả khi Atletico chủ động tấn công, Barcelona lập tức lùi về, lập đội hình tầm trung – thấp, giữ cự li và có thể áp sát tốt (một phương pháp cho thấy sự thực dụng và tinh thần sẵn sàng thay đổi của Martino). Đội bóng từ Madrid không có phương án rõ rệt nào, và gặp phải bế tắc. Trong khi đó, Simeone không thực hiện sự thay đổi nào đáng chú ý nhằm cải thiện khả năng xuyên phá của đội mình – Rodriguez thay Tiago là tương đương, trong khi Raul Garcia thay Villa để tiếp tục chơi vai trò của cựu cầu thủ Barca ở trên sân, cho dù Garcia là tiền vệ.

Kết luận

Xét về mặt chiến thuật thì đây là một trận đấu thủ vị: một đội bóng có khả năng xuyên phá các hàng phòng ngự vô cùng giỏi giỏi gặp phải một đội bóng được tổ chức một cách bài bản nhất thế giới – hay nói cách khác, cái mâu và cái thuẫn. Chỉ tiếc là lại không có bàn thắng, khi hai bên đều không thể tìm ra cách hóa giải lẫn nhau. Kết quả hòa là chấp nhận được, và cuộc đua tới La Liga hứa hẹn sẽ còn nhiều hấp dẫn.