Anh 1-2 Italy: Prandelli cao tay và Rooney lặn mất tăm

Roy Hodgson và các học trò đã không thể khống chế được Italy và phải chịu thất bại cho dù có những điểm sáng trong màn trình diễn của đội tuyển Anh, còn Cesare Prandelli đã triển khai một chiến thuật khá cao tay và giành chiến thắng.

Nguồn: Getty Images – fifa.com

Continue reading

Mổ băng: Manchester United trước Olympiakos

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

 Manchester United vừa hoàn tất tiếp một cú lội ngược dòng nữa, lần này là trước Olympiakos sau khi đã để thua 2-0 ở trận lượt đi. 3-0 là một tỉ số ấn tượng, nhưng đáng lẽ ra với đối thủ như Olympiakos, Man Utd không phải vất vả đến như vậy. Và kể cả trong trận thắng đậm này, United cũng bộc lộ ra những điểm yếu.

Vậy họ đã làm gì trong trận đấu vừa qua?

1) Tấn công:

Moyes là một người ưa thích đấu pháp “dàn trải” đội hình bằng cách “phân lô”. Cụ thể như thế nào thì đã được trình bày tại bài viết này trên 4231.vn

Hãy xem trong trận đấu này, United áp dụng đấu pháp như thế nào.

Khi United triển khai bóng ngắn từ cầu môn:

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

Một ví dụ về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes. Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Một ví dụ khác về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes.

Một ví dụ khác về đấu pháp “Dàn trải” của Moyes.

Hãy thử so sánh với một tình huống triển khai bóng ngắn của Olympiakos:

olympiakos_buildup1

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Khi David De Gea phát bóng dài:

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp "dàn trải" khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp “dàn trải” khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

Một khoảng trống mênh mông - United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Một khoảng trống mênh mông – United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này - đội hình MU ở dạng 4-3-3.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này

Và Welbeck có được sự tự do tương đối về mặt vị trí. Anh di chuyển thông minh:

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Sau đó:

Rooney (khoanh vàng) không hề hỗ trợ Valencia mà tìm cách tấn công vào vòng cấm. Cầu thủ số 25 không có phương án nào ngoài tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát.

Welbeck di chuyển sang để hỗ trợ Valencia. Cầu thủ số 25 tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát, và cuối cùng là một đường tạt.

Thực tế thì United không thay đổi gì khỏi tư duy “dàn trải” “phân lô” của mình, nhưng trong trận đấu này, họ có một số khoảnh khắc thay đổi khác (tuy không nhiều) và điều đó giúp Quỷ Đỏ tiến bộ hơn.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

United có một khoảnh khắc rất đẹp khi họ thực sự hỗ trợ nhau, giống như dưới thời Ferguson:

manutd_attacking_triangle

Và thực sự thì họ có thể làm tốt:

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

:

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

Hai bàn thắng của United đến từ cánh trái của Olympiakos với thủ phạm là hậu vệ cánh trái Holebas: Trong bàn thắng thứ nhất, Holebas phạm lỗi với van Persie trong vòng cấm, và tới bàn thắng thứ hai:

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao.

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao, tạo điều kiện cho Ryan Giggs thực hiện đường chuyền dài

2) Phòng ngự:

United có thể đã ghi được 3 bàn – 2 bàn thắng tới từ hai đường chuyền dài tuyệt đẹp của Ryan Giggs – nhưng khi phòng ngự họ bộc lộ ra nhiều vấn đề. Đây là đội hình của họ khi phòng ngự 1/3 sân:

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos...

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos…

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Một ví dụ khác:

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy - Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền hoặc giúp Giggs áp sát.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy – Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền vào trong hoặc giúp Giggs áp sát.

Một đội bóng tốt thường xuyên giữ cự li đội hình hợp lí, bọc lót cho nhau tốt trong việc phòng ngự cũng như chủ động chặn lại các phương án chuyền bóng của đối thủ. Nhưng United thì không.

Khoảng trống lộ ra quá lớn - Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khoảng trống lộ ra quá lớn – Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khi pressing đối thủ, United cũng bộc lộ những vấn đề:

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau - trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau – trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs - Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs – Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Có lẽ đấu pháp của Moyes còn ảnh hưởng tới cả khâu phòng ngự của United. Đội hình phòng ngự bị dàn ra khá rộng, thể hiện ở bức ảnh sau:

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra - Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên.

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra – Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên – không ai bọc lót được cho nhau cả.

Hãy so sánh tổ chức của United với Atletico Madrid. Tất cả những ảnh sau đều được lấy từ blog Jamieadams3:
Khi áp sát ở giữa sân:

Atletico Madrid pressing tập thể khi bóng ra biên – mục đích của họ là áp đảo quân số ở khu vực trung tâm, buộc đối thủ phải chuyền ra biên; đó là lúc bẫy của họ hoạt động, và Atletico sẽ áp sát mạnh mẽ như trong hình.

Có sự bọc lót tốt khu vực half-space từ tiền vệ trung tâm (khoanh vòng). Cự li đội hình không bị kéo giãn bề ngang như United.

Atletico Madrid chịu để lộ khoảng trống giữa hai tuyến, nhưng cách hàng tiền vệ pressing làm đối thủ không thể triển khai bóng, cũng như những phương án chuyền vào khu vực bị hở bị hạn chế đi. Trong khi đó, United không pressing được như vậy.

So sánh hình ảnh United phòng ngự phần 1/3 sân của mình với Atletico:

Một đội hình tổ chức hẹp và rất chắc chắn, rất khó để xuyên thủng chính diện.

Tất nhiên là rất khó để đạt được trình độ tổ chức (cũng như thể lực để thực hiện kế hoạch) như Atletico Madrid, nhưng cách United đang áp dụng là không hề tốt. Olympiakos có thể không đủ khả năng khai thác những khoảng trống đó, nhưng Bayern thì hoàn toàn có thể.

3) Kết luận

United một lần nữa chứng tỏ rằng: Phương pháp của Moyes không phù hợp, và họ cần phải có sự thay đổi triệt để, với bằng chứng là những điểm sáng khi thay đổi một chút trong kế hoạch. Không những bị hạn chế khả năng ghi bàn, Man Utd còn bộc lộ ra những điểm yếu – phải nói là tồn tại dai dẳng trong mùa giải này – ở khâu phòng ngự. Đối thủ sắp tới tại Champions League của họ là Bayern Munich – rất khó để Man Utd đánh bại được đại diện nước Đức, nhưng nếu cứ tiếp tục thi đấu thế này thì trận đấu của Hùm xám có lẽ sẽ dễ hơn họ nghĩ.

Man United 2-2 Tottenham: Thế cờ tàn sớm

Trận cầu trong ngày “Super Sunday” giữa hai đội bóng lớn và cùng khao khát chiến thắng đã kết thúc với tỉ số hòa, với nhiều bàn thắng và với một số tình huống gay cấn, tuy nhiên thế trận chiến thuật lại không thật sự hấp dẫn.

Bên phía Tottenham, Villas-Boas đưa bộ ba Sandro – Dembele – Paulinho vào hàng tiền vệ trung tâm, Chadli chơi ở cánh trái; cặp trung vệ là Chiriches và Dawson trong khi Vertonghen tiếp tục chơi ở vai trò hậu vệ cánh trái. Còn về phía đội khách Man United, Welbeck xuất phát thế chỗ van Persie chưa bình phục chấn thương, và cặp tiền vệ trung tâm là Jones – Cleverley.

1) Cách tiếp cận mới của Tottenham

Đội hình xuất phát của hai đội

Villas – Boas đã rút ra được bài học sau trận thua thảm Man City vừa rồi. Nếu như trong trận đấu với Man xanh, ông cho các học trò dâng cao đội hình (mặc dù trong đội hình khi đó ông có một Dawson rất chậm và một Kaboul vừa mới trở lại sau thời gian dưỡng thương), xếp đội hình 4-1-2-3 và để mặc Sandro phải đối đầu với Nasri, Toure, Aguero cùng một lúc thì giờ đội hình của Spurs đã được chuyển sang tầm trung và thấp, đồng thời Dembele chơi ngang hàng với Sandro để hỗ trợ cầu thủ người Brazil (biến Spurs thành 4-2-3-1).

Sự lựa chọn cho người chơi ngay phía sau Soldado của AVB khá thú vị: Paulinho. Anh không phải là một tiền vệ sáng tạo và cũng không đóng vai trò sáng tạo trong trận đấu này. Nhiệm vụ của cầu thủ người Brazil là hỗ trợ sát sao Soldado (giống như một tiền đạo lùi), cùng Soldado áp sát 2 trung vệ MU (2 vs 2) và băng vào vòng cấm. Bộ đôi “tiền đạo” này của Spurs có một số tình huống phối hợp hay: ví dụ như phút 30, Spurs phản công 2 đánh 2, Soldado nhả bóng đúng tầm Paulinho, sau đó Paulinho chọc khe cho Soldado, chỉ tiếc là tiền đạo của Spurs lại sút ra ngoài. Rõ ràng, khi có một trợ thủ bên cạnh, Soldado chơi tốt hơn.

Một vũ khí khác của Tottenham là Lennon bên cánh phải. Số 7 của Tottenham chắc chắn là có lợi thế cực lớn trước một Patrice Evra 32 tuổi, và quả thực vậy: anh liên tục xâm nhập vào phía sau hàng phòng ngự MU, cụ thể là sau lưng Evra, gây khó khăn rất nhiều cho hậu vệ dày dạn kinh nghiệm người Pháp khi phải đuổi theo anh, đồng thời đóng một mũi khoan sắc bén. Có lẽ đội chủ nhà đã có thể khai thác vũ khí này tốt hơn: họ có thể tập trung luân chuyển bóng bên cánh trái, để Lennon chơi rộng ra, buộc Evra phải theo sát, dẫn tới lộ khoảng trống giữa trung vệ bên trái (di chuyển về hướng bóng cùng đội hình) và hậu vệ trái của United, từ đó có thể chọc khe.

Trong trận đấu này Spurs không gặp phải quá nhiều vấn đề ở hàng phòng ngự – ngoại trừ Walker. Cả hai bàn thua của Spurs đều có dấu ấn của anh: bàn thứ nhất là một lỗi trực tiếp với pha xử lí ngớ ngẩn, còn trong tình huống bàn thứ hai, anh đã lao lên tranh bóng với Vidic một cách không cần thiết khi rõ ràng là người bất lợi hơn, dẫn tới để hổng cánh phải cho Rooney khai thác.

2)United và một số điểm sáng

Trong thời gian nửa đầu hiệp 1, United cầm nhiều bóng hơn, trong khi Spurs lùi đội hình xuống và chờ cơ hội phản công. Đấu pháp của Moyes khá đáng chú ý với bộ ba Rooney – Kagawa – Welbeck phối hợp với nhau. Lúc đầu, Welbeck được bố trí ở cánh trái, Kagawa ở vị trí “số 10” và Rooney chơi cao nhất, nhưng ranh giới này không rõ ràng: Rooney luôn lùi xuống và di chuyển rộng ra cánh, Kagawa cùng Welbeck đổi chỗ cho nhau, hoặc là thực hiện một số tình huống xâm nhập khá tốt phía sau hàng hậu vệ Spurs. United không chỉ tấn công đơn điệu ở cánh như trước, mà bây giờ họ có sự phối hợp nhịp nhàng ở cánh trái lẫn khu vực giữa sân, Evra có khoảng trống để băng lên, cũng như Valencia chạy trực diện ở cánh phải để cân bằng (dù anh không thể đánh bại hoàn toàn Vertonghen).

Tuy vậy trong phần cuối hiệp 1 và cả hiệp 2, United chủ động lùi xuống sâu hơn, để Spurs gây sức ép. Kagawa được chuyển hẳn sang cánh trái, trong khi Welbeck đá cặp tiền đạo với Rooney. Cơ hội cho bộ ba phối hợp không còn được nhiều như trước, tuy vậy Kagawa di chuyển bó vào trong và tiếp tục thực hiện những đường chuyền đáng tin cậy của mình, Rooney châm ngòi cho United, trong khi Welbeck thường đảm nhiệm vai trò chơi cao nhất và di chuyển xâm nhập thông minh vào khoảng trống giữa hậu vệ – trung vệ hoặc giữa hai trung vệ (điển hình là tình huống anh băng xuống, dẫn tới quả phạt đền cho MU).

Trận đấu diễn ra không thật sự hấp dẫn – chất lượng kĩ thuật thiếu, yếu tố đột biến không có, cả hai đều phòng ngự khá chặt chẽ. Trong khi đó, những thay đổi nhân sự của Villas-Boas không đem lại điều gì mới, còn Moyes thay người khá muộn và khi đưa Nani cùng Young vào sân (thay Kagawa và Valencia), ý đồ khóa sổ trận đấu với tỉ số hòa đã rõ ràng – ông muốn lập “xe buýt 2 tầng”.

3) Kết luận

Hai đội bóng đã chơi tiến bộ hơn: United đa dạng hơn, trong khi Spurs cân bằng hơn, mặc dù phải nói cuộc đối đầu vừa rồi của hai bên không có gì đặc sắc cả. Tuy nhiên, trước mắt hai vị HLV của cả hai đội còn nhiều điều phải làm. Với Moyes, đó là xác định một triết lí nhất quán cho cỗ máy United chạy. Còn với AVB, ông cần phải tìm và tập hợp một đội hình ưng ý – hiện tại, Spurs có rất nhiều tài năng với đủ các lối chơi khác nhau, cho phép nhiều miếng đánh chiến thuật khác nhau, nhưng AVB vẫn đang trong quá trình thay đổi nhân sự cùng sơ đồ liên tục.

Manchester United 4-2 Bayer Leverkusen: Đại diện Đức yếu thế

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

David Moyes khởi đầu hành trình vượt qua trở ngại Champions League trong mùa giải đầu tiên dẫn dắt Manchester United với chiến thắng 4-2 tại sân nhà Old Trafford – chắc chắn như vậy đã đủ làm hài lòng người hâm mộ The Red Devils.

Continue reading

Chelsea 0-0 Manchester United: Thế trận chặt chẽ và sự cẩn trọng từ hai huấn luyện viên

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Mourinho vs Moyes. Người đặc biệt đấu trí với Người được chọn. Cuộc tranh tài được mong đợi nhất trong thời gian qua đã kết thúc với tỉ số 0-0. Không bàn thắng, cũng không có sự “căng thẳng, quyết liệt” mà người hâm mộ trông đợi từ cuộc thư hùng giữa hai đại gia của Premier League.

Continue reading

Manchester United: Vạn sự khởi đầu nan

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/BuliaNhatilas

Đây sẽ là một mùa giải mới hoàn toàn đối với Manchester United cũng như nhiều cổ động viên của họ. Alex Ferguson sẽ không còn xuất hiện trên băng ghế chỉ đạo sau 26 năm, thế hệ “Fergie’s Fledging” chỉ còn lại Ryan Giggs (người có lẽ sẽ chơi mùa giải cuối cùng của mình trong sự nghiệp cầu thủ, và từ bây giờ sẽ giành nhiều thời gian làm công tác huấn luyện hơn thi đấu), cùng với sự có mặt của một người Scotland khác mang tên David Moyes… Vâng, đó là  Manchester United – hành trình của một đế chế mới bắt đầu.

Có nhiều ý kiến cho rằng Moyes không đủ khả năng thay thế Ferguson. Quả thực, trong danh sách những người được cho là sẽ kế vị Sir Alex, có những cái tên hạng nặng như: Klopp, Mourinho, Conte… mà Moyes, xét về danh tiếng, rõ ràng là không thể bằng được. Tuy nhiên, khả năng MU đưa về những cái tên trên là rất khó (nếu không muốn nói là không thể). Moyes, đồng hương với Ferguson, một huấn luyện viên cũng nghiêm khắc như ngài “Máy sấy tóc”, một chiến lược gia thích ứng tốt cũng tương tự Ferguson và trên hết, là người sẵn sàng nhận nhiệm vụ kế vị Sir nhất. Tóm lại, Moyes là người thích hợp nhất.

Nói như vậy không có nghĩa là trong một sớm một chiều cựu HLV Everton sẽ thành một “Fergie mới”. Ông mới chỉ huấn luyện một đội bóng thuộc hàng khá là Everton, không có nhiều kinh nghiệm tại đấu trường châu Âu và thường bị cho là quá “tiêu cực”. Quả thật, tuy rằng không sử dụng lối “đổ bê tông” như kiểu Roberto Di Matteo đã từng làm, nhưng nhìn chung lối chơi của Moyes dựa vào việc điều chỉnh theo lối chơi của đối phương. Ví dụ: Khi Everton đấu với Tottenham, để khống chế Bale, ông đã sử dụng Seamus Coleman (một cầu thủ chạy cánh được chuyển về đá hậu vệ biên) ở vị trí tiền vệ cánh với nhiệm vụ chủ yếu là phối hợp cùng hậu vệ biên khống chế Bale; phương án này buộc Bale phải đổi cánh, và Coleman…cũng được điều sang theo Bale. Ở Manchester United, tư duy đó sẽ phải thay đổi phần nào, vì ở giải quốc nội họ là đội chủ động áp đặt thế trận trong phần lớn các trận đấu, mặc dù kiểu “bị động” này sẽ rất có ích trước các “đại gia” ở Anh cũng như các đội sừng sỏ khác tại châu Âu (Ferguson, trước những đối thủ như thế này, cũng “bị động”).

Moyes cũng ưa thích lối đánh cánh tương tự Ferguson. Đấu pháp tấn công của Everton luôn dựa vào việc bóng được chuyển nhanh ra cánh từ chân các tiền vệ, sau đó sẽ áp đảo cánh với sự hiện diện của cầu thủ chạy cánh, hậu vệ biên dâng cao, tiền vệ tấn công/tiền đạo lùi và cả tiền vệ trung tâm hỗ trợ nữa. Tại Everton, cặp đôi Leighton Baines – Steven Pienaar là vũ khí chính: Pienaar di chuyển vào trong, Baines sẽ băng lên để tạt bóng, cộng với sự hỗ trợ của Fellaini ở vị trí tiền vệ tấn công và Leon Osman băng lên từ tuyến hai, Everton áp đảo đối phương ở khu vực cánh trái và đe dọa kéo cầu thủ đội bạn khỏi vị trí.

Nhìn chung là vậy, còn khi đi vào cụ thể thì Moyes sẽ gặp những thuận lợi cùng những khó khăn nào?

1) Hậu vệ

Moyes đang có trong tay một hàng hậu vệ mạnh, dày, chất lượng. Ở vị trí trung vệ, Ferdinand vẫn sẽ là ứng cử viên vô cùng nặng kí cho một suất đá chính bởi kinh nghiệm và lối chơi thông minh, mặc dù anh không còn nhanh nhẹn như ngày trước. Trong khi đó, đối tác ăn ý ngày nào với anh là Vidic có thể không được đảm bảo như vậy do tuổi tác và chấn thương đã làm anh mất đi nhiều phần sức mạnh – vốn là vũ khí chính của trung vệ người Serbia. Bên cạnh đó, United còn có Jonny Evans, người đã trưởng thành và trở nên một trung vệ thông minh, có Smalling “truyền nhân của Ferdinand” và cả Phil Jones nữa.

Hậu vệ trái từng là vấn đề gây đau đầu cho United khi Evra đang già đi, mất dần tốc độ, hay bị lỗi vị trí, trong khi dự bị duy nhất cho anh là Buttner thì quá non và quá ham tấn công, còn Fabio Da Silva thì đã được cho QPR mượn. Nhưng mùa giải này, mọi chuyện có thể sẽ khác khi Fabio đã trở về và đầy khát khao chứng tỏ mình, trong khi Evra đang có phong độ ổn định trong thời gian gần đây. Còn bên phía cánh phải, người anh em song sinh với Fabio là Rafael đã đảm bảo một vị trí xuất phát; dự bị cho anh có thể là Smalling hoặc Valencia.

Những trụ cột hiện tại và tương lai của United

2) Tiền vệ

Như đã nói ở trên, Moyes cần tuyến tiền vệ trung tâm giữ bóng và đưa bóng nhanh ra cánh. Vì vậy, Moyes rất ưa những “chân chuyền” có thể phân phối bóng một cách hiệu quả. Ở Everton ông có Arteta, Gibson, và ở MU thì ông có Carrick. Cleverley cũng có thể đảm nhận, nhưng anh cần thêm thời gian để hoàn thiện lối chơi, hơn nữa anh có thiên hướng “box-to-box” hơn là mẫu regista mà Moyes ưa thích.

Hàng tiền vệ của Moyes luôn có “chất thép” để đảm bảo phòng ngự hiệu quả, phù hợp với phong cách “bị động”. Ở Everton ông có những Rodwell, Fellaini, thậm chí là Heitinga để tranh chấp. Nhưng tới với Quỷ đỏ, ông không có một cầu thủ nào có thể đem lại “chất thép” cả. Fletcher bị bệnh tật hành hạ và phải nghỉ thêm một thời gian nữa (chắc chắn khi trở lại, Fletcher sẽ không còn là một “máy quét” như ngày xưa nữa), Anderson có thể hình nhưng không có thể lực, Cleverley năng động nhưng không phải là một tay tranh chấp bóng mà thiên hướng sáng tạo hơn. Jones? Cá nhân tôi cho rằng tương lai của anh nên gắn liền với vị trí trung vệ (với vai trò một “Vidic mới”), mặc dù anh thể hiện không tồi ở trung tuyến – mà kể cả như vậy thì hàng tiền vệ MU vẫn còn thiếu nhân sự cần thiết. Một “máy quét” là thứ đầu tiên mà Moyes cần mua trên TTCN, và thật đáng tiếc khi họ bỏ lỡ Strootman – một cầu thủ kết hợp cả khả năng sáng tạo lẫn tranh chấp.

Vấn đề “thiếu năng lượng” đã tồn tại trong suốt 2 mùa giải qua tại MU, dù rằng họ hoàn toàn có thể xếp hai “chân chuyền” như Carrick – Giggs hoặc Carrick – Scholes trong hàng tiền vệ để đảm bảo khả năng cầm giữ bóng, làm chủ trận đấu; đơn giản MU làm như vậy được là vì họ luôn làm chủ trận đấu, nhất là tại EPL, khi đối phương thường không có khả năng cũng như “gan” để gây áp lực trực tiếp và buộc phải co về phòng ngự. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy khi đấu với “chiếu trên” tại giải quốc nội cũng như khi ra châu Âu. Hẳn là những người MU vẫn chưa thể quên cảnh một mình Yaya Toure hất văng Carrick và Scholes, hay như thất bại của MU trước một Bilbao trẻ trung, đầy sức lực và thể hiện rõ nhất những tinh túy của triết lí bóng đá pressing của ông thầy nổi tiếng Marcelo Bielsa. Trước mắt, Carrick-Cleverley là một cặp đôi tốt, tuy nhiên bài toán “chất thép” sẽ vẫn còn nhức nhối, đồng thời họ cần bổ sung thêm nhân sự khi Giggs sẽ không chơi nhiều còn Fletcher thì phải nghỉ dưỡng bệnh.

MU cần bổ sung tuyến giữa – liệu Fellaini có phải là người thích hợp?

Đối tượng khả dĩ nhất của MU là Fellaini. Tiền vệ phòng ngự người Bỉ có khả năng tranh chấp tốt, chuyền bóng khá (ít khi để mất bóng và chuyền an toàn), chơi đầu tốt (giúp chống lại những pha phát bóng bổng từ thủ môn đội bạn, làm trung vệ không phải rời vị trí) và sức bền tốt. Mùa giải vừa rồi anh còn được Moyes đưa lên đá ở vị trí tiền vệ tấn công – anh dĩ nhiên không phải là nhạc trưởng, nhưng nhờ những phẩm chất kể trên mà Fellaini có thể đóng một “vai trò kép”: vừa làm mục tiêu cho những đường bóng bổng vào vòng cấm (như một tiền đạo), vừa lùi xuống hỗ trợ hàng tiền vệ (như một tiền vệ trung tâm thứ ba). Nếu có sự phục vụ của Fellaini cho Man United, Moyes sẽ có trong tay một vũ khí vô cùng hữu dụng mà có lẽ bất cứ đội bóng nào cũng thèm khát. Vấn đề ở chỗ MU có vẻ không mặn mà với mục tiêu này – HLV mới của Everton là Roberto Martinez khẳng định rằng chưa có lời đề nghị nào cho Fellaini – trong khi đó họ sẵn sàng bỏ 40 triệu bảng cho Fabregas, một cầu thủ rất tài năng nhưng đã bị “đóng đinh” vào vị trí tiền vệ tấn công tự do, không thể nào đủ ý thức chiến thuật để chơi tiền vệ trung tâm như trước đây và hiện tại thì vẫn đang gặp khó khăn để học “chiến thuật” tại Barca (mà MU đâu có thiếu gì người chơi được vị trí này: Kagawa, Rooney, kể cả Welbeck hay Young).

3) Rooney

Tương lai của hàng tấn công MU phụ thuộc nhiều vào tương lai của Rooney. Ta đều biết Rooney được phong tặng danh hiệu “Quỷ đầu đàn” và luôn là người lĩnh xướng hàng công Quỷ đỏ, tuy nhiên việc anh chuyển đi lại có thể là một điều tốt cho cả hai:

– Rooney được làm trung tâm, được bố trí theo như cách mà mình muốn ở đội bóng mới.

– Rooney đang đánh mất chính mình. Rooney từng là một cầu thủ năng nổ, phòng ngự hiệu quả cũng như tấn công tốt, nhưng trong mùa giải gần đây thì anh lười biếng hẳn đi, phòng ngự kém và cũng không còn ảnh hưởng nhiều khi tấn công nữa (cụ thể ra sao có thể đọc ở đây)

– Rooney cũng xuống tinh thần và không còn tâm trí cống hiến cho MU nữa.

Có thể từ mùa bóng này, người hâm mộ Quỷ Đỏ sẽ không còn thấy hình ảnh này nữa

Hãy cứ coi là Rooney đã ra đi tới một chân trời khác. Tuy vậy, Moyes không hề thiếu phương án. Nếu ông muốn một tiền vệ tấn công theo kiểu “số 10” ông đã có Kagawa. Cầu thủ người Nhật Bản nhanh nhẹn, sáng tạo, nhãn quan tốt, rất thích nhận bóng chuyền tới chân khi trên đà chạy và khởi xướng những đợt hãm thành nhanh chóng. Nếu cải thiện lối chơi của mình thêm một chút nữa, Kagawa sẽ là một số 10 vô cùng nguy hiểm, là điểm tựa sáng tạo cho toàn đội – một điều khác biệt so với những đội hình MU trước đây. Còn nếu như Moyes muốn hai tiền đạo, ông hoàn toàn có thể đưa Danny Welbeck chơi lùi hơn so với van Persie. Cầu thủ gốc Manchester có thể lực tốt, thông minh về mặt chiến thuật, đủ để chơi vai trò tiền đạo lùi mà Rooney để lại (bằng chứng tiêu biểu nhất là màn trình diễn của anh trong trận lượt về tứ kết Champions League 2012-13: bắt chết Xabi Alonso); đồng thời cũng có khả năng chuyền bóng cẩn trọng, phân phối được bóng sang hai cánh, ít để mất bóng. Bạn cần một tiền đạo lùi, Welbeck đảm nhiệm được, bạn cần một người có thể phòng ngự ở cánh, Welbeck cũng sẵn sàng; nếu bạn muốn một tiền đạo cắm cao nhất thì Welbeck vẫn làm được. Khả năng ghi bàn vẫn là một điểm yếu mà cầu thủ trẻ người Anh cần phải khắc phục, tuy nhiên nên nhớ anh mới 23 tuổi, và không phải tiền đạo xuất sắc nào cũng nhả đạn vào mành lưới đối phương từ khi còn trẻ tuổi.

Có nghĩa là, các phương án thay thế Rooney đã được Ferguson chuẩn bị từ trước.

4) Cánh

Nói đến Manchester United, người ta thường nghĩ đến các cầu thủ chạy cánh. Nói đến Manchester United mùa giải trước mà hỏi đến cầu thủ chạy cánh, người ta chắc chắn sẽ nói: “Chán lắm”. Thật vậy, mùa giải trước quả là thật sự thất vọng khi Nani chấn thương (và đương nhiên là tiếp tục phập phù), Valencia “tắt điện” sau khi bùng nổ ở mùa giải trước, Young cũng không thể hiện được một cách xuất sắc.

Tại Manchester United của Ferguson, cầu thủ chạy cánh có vai trò quan trọng: họ là nguồn sáng tạo cho cả đội. Họ đánh bại hậu vệ biên đối phương và tạt vào, hoặc là tấn công vào vòng cấm để ghi bàn như một tiền đạo,v…v…Tất cả những đợt tấn công của United đều qua chân “đôi cánh” của họ. Nhưng điều này có thể thay đổi một chút dưới thời Moyes, nếu như Kagawa được trọng dụng. Trong vai trò “nhạc trưởng” ở vị trí tiền vệ tấn công trung tâm, anh sẽ là nguồn sáng tạo chính cho MU. MU của Moyes có thể vẫn sẽ trọng đánh cánh, nhưng với Kagawa làm đầu tàu, những cầu thủ chạy cánh của United có thể sẽ tấn công trực tiếp hơn, đồng thời Quỷ đỏ cũng tấn công đa dạng hơn, khó lường hơn – chưa kể tới việc sự phối hợp giữa Kagawa và van Persie khi phản công có thể đem lại hiệu quả chết người.

United không nên quá lo lắng về tình hình cầu thủ chạy cánh của họ. Họ không cần thiết, và gần như là không thể, mua được những người như Ronaldo hay Reus – vì vậy, đừng hoảng sợ chạy ra ngoài và vung vội tiền để mua một “ngôi sao” chạy cánh. Tuy nhiên, họ cũng không được phép chủ quan. Tương lai của Nani đang bất ổn như phong độ của anh, Young không thật sự đẳng cấp, trong khi Valencia đang chịu một gánh nặng tâm lí sau mùa giải tệ hại. Sự bổ sung mới nhất là Wilfried Zaha thì còn trẻ tuổi, và trong khi Moyes thường nuôi dưỡng những tài năng trẻ một cách thấu đáo và cẩn thận, nên nhớ là anh mới chỉ thể hiện tài năng tại một câu lạc bộ Championship là Crystal Palace. Một bản hợp đồng mới ở vị trí này nên là ưu tiên thứ 2 của Moyes sau một tiền vệ trung tâm.

Đôi cánh của United cần bay cao, bay xa hơn nữa

5) Hàng tiền đạo

Đây có lẽ là tuyến mà United mạnh nhất. Họ có Robin van Persie – một cầu thủ đơn giản là tuyệt vời – cùng với Danny Welbeck tràn trề năng lượng, một Chicharito tốc độ và sở hữu khả năng dứt điểm bẩm sinh. Để bổ sung thêm nhân sự, Moyes có thể tăng cường thêm một cầu thủ từ tuyến trẻ, hay thậm chí trao cơ hội (cuối cùng) cho Federico Macheda. Với số lượng, chất lượng và sự đa dạng trong năng lực chiến thuật, Moyes đã được chuẩn bị sẵn sàng, kể cả khi Rooney có ra đi.

6) Kết luận

Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, để lại một di sản đồ sộ mà David Moyes có trách nhiệm phải thừa kế. Tuy danh tiếng không có nhiều, nhưng Moyes là người có tài năng thực và có khả năng xây dựng một triều đại lâu dài. Ông có cả những thuận lợi lẫn những khó khăn chồng chất – hãy cũng chờ đợi xem HLV người Scotland sẽ thể hiện trong mùa giải đầu tiên như thế nào. Nhưng dù sao đi nữa, ban lãnh đạo hiện tại của MU phải nhớ một điều: kiên nhẫn – như những người tiền nhiệm đã làm với Ferguson.

Dự đoán mùa giải mới:

Premier League: Vị trí thứ 3 hoặc thứ 4

Champions League: Vòng Tứ kết

Có thể tới trận chung kết League Cup hoặc FA Cup.

Tản mạn về Rooney – Quá khứ, hiện tại và tương lai

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/BuliaNhatilas

United đã có huấn luyện viên mới thay thế cho Sir Alex sau 26 năm: David Moyes. Và với vị tân huấn luyện viên này, tương lai của Wayne Rooney tại Old Trafford trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Rooney muốn đào thoát – giờ thì anh sẽ sang đâu, Arsenal, PSG, Chelsea, Real,…?

Continue reading

Manchester United 3-2 Manchester City: United chủ động tham gia thế trận

Trận derby thành Manchester có lẽ là một trận derby điển hình: dữ dội, có những xung đột trong lẫn ngoài sân, hai đội đều muốn xông lên quyết thắng. Kết cục là Man Utd giành chiến thắng bằng pha sút phạt đập chân Nasri bay vào lưới của van Persie, sau một cuộc rượt đuổi tỉ số nghẹt thở.

Continue reading