Nhìn lại hành trình của Đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023: Một cái nhìn vào “lối chơi kiểm soát bóng”

Đội tuyển quốc gia (ĐTQG) Việt Nam lại thua. Lần này là tại Asian Cup 2023, lại còn trước kình địch cùng khu vực Indonesia – trong một trận đấu hoàn toàn có thể thắng, trong tư thế hoàn toàn có cơ hội cho Việt Nam đạt vé đi tiếp. Toàn thể đồng bào không còn được đi bão nữa, mà thay vào đó phải đắng cay ngồi nhà chỉ trích HLV trưởng Philippe Troussier, cùng với cái được gọi là “lối chơi kiểm soát bóng” hay “triết lí kiểm soát” của ông.

Vậy thì “triết lí kiểm soát”đó là gì mà để ông thầy người Pháp bị phê bình dữ dội như vậy? Và quan trọng hơn, Việt Nam “kiểm soát bóng” sai chỗ nào mà lại để thua?

1. Vài nét về “Juego de Posicion”

“Juego de Posicion” – lối chơi “Định hướng vị trí”, thứ vũ khí giúp Pep Guardiola thống trị giới bóng đá trong hơn 10 năm qua, thứ tư tưởng đã định hình nhiều huấn luyện viên (HLV) mới (mà một số ví dụ điển hình: Thomas Tuchel, Mikel Arteta…). Ý tưởng phía sau “Juego de Posicion” (JdP) là việc chiếm lĩnh không gian trên sân theo một hệ thống quy tắc nhất định nhằm luôn luôn duy trì được lợi thế về quân số, về nhân sự cũng như về vị trí đứng. Nó không hẳn là HLV yêu cầu cầu thủ phải làm tuần tự các hành động đúng như đã lập trình trước, mà là HLV yêu cầu cầu thủ, dù các anh thích di chuyển như thế nào, phải đảm bảo các vùng không gian cụ thể được chiếm lĩnh đúng theo quy tắc đã đề ra ở trên. Nói cách khác, một đội bóng chơi JdP được giao trước một kịch bản khá chặt chẽ để tuân theo – “khoảng trống” để tự ứng biến là có và tùy người HLV, nhưng trước tiên các “diễn viên” phải tuân thủ kịch bản.

Điều đó cũng không có nghĩa là chỉ những đội bóng mạnh mới có thể chơi được JdP. Nên nhớ rằng tại Premier League, Swansea City dưới thời Michael Laudrup cũng chơi JdP. Brighton của Graham Potter cũng chơi JdP.

Cách chia sân của Pep Guardiola nhằm định hình không gian cần chiếm lĩnh cho mô hình JdP của mình

Như vậy, có 05 vùng theo chiều dọc:

  1. 02 cánh trái – phải;
  2. 02 “hành lang trong” (half-space) trái và phải;
  3. 01 vùng giữa sân;

Luật chiếm lĩnh không gian của Pep Guardiola:

  1. Không có quá 02 cầu thủ đứng trong cùng một vùng theo chiều dọc;
  2. Không có quá 03 cầu thủ đứng ngang hàng nhau;
  3. Bóng cần được luân chuyển từ vùng này sang vùng khác bất cứ khi nào có thể

Cần phải khẳng định: Không nhất thiết phải tuân theo đúng các quy tắc của Pep thì mới gọi là chơi theo lối chơi “Juego de Posicion”; không phải đội nào chơi “Juego de Posicion” cũng phải làm đúng như những quy tắc Pep vạch ra.

Philippe Troussier cũng là một HLV áp dụng lối chơi “Juego de Posicion” cho đội tuyển Việt Nam. Hãy cùng xem lại hình ảnh từ trận đấu của U23 Việt Nam với U23 Yemen để xem ý tưởng của “thầy Trou” là như thế nào.

Một hình ảnh khác:

Một tình huống khác:

Như vậy, có thể thấy: một đội bóng (Việt Nam) của Philippe Troussier thực hiện lối chơi “định hướng vị trí” (hay ít nhất là áp dụng một số nguyên tắc), với những đặc điểm như sau:

  • “Sơ đồ” là 3-4-3, biến trận sang 3-2-5
  • Thực hiện hoán đổi vị trí khi triển khai bóng, dựa trên cơ sở khối “kim cương” tự nhiên giữa trung vệ lệch biên – wingback – tiền vệ trung tâm lệch – tiền vệ công lệch ở mỗi cánh mà sơ đồ 3-4-3 có sẵn. Cụ thể cho một bài đánh điển hình (lấy ví dụ cho cánh trái):
    • LCM lùi về hàng phòng ngự, trám chỗ LCB, giúp đẩy LWB lên cao, kéo giãn hàng phòng ngự đối thủ;
    • LCM (người có bóng) có thể chuyền cho LCB (đang ở vị trí LWB), hoặc chuyền thẳng lên;
    • LW sẽ chạy thọc xuống, đồng thời tiền đạo cắm (CF) lùi xuống tại khoảng không mà LW vừa tạo ra, nhằm tạo điều kiện phối hợp bộ ba
  • Đảm bảo luôn có 2 người chiếm lĩnh half-space ở phần sân gần bóng, 1-2 người chiếm lĩnh biên.

2. Đội tuyển Việt Nam đã làm gì?

Tình huống 1:

…Build-up từ hàng hậu vệ. Tuấn Anh đang nhả lại cho Đình Bắc. Vạch vàng nối các cầu thủ cùng một “tuyến” (hậu vệ – tiền vệ – “tiền đạo”). Vạch trắng xác định hai “Hành lang trong”. Mũi tên xanh cho thấy hướng di chuyển của Tuấn Anh và Đình Bắc.

Có một số vấn đề với tình huống này của đội tuyển Việt Nam:

  1. Vị trí của Thái Sơn rất thấp, gần như ngang hàng với 3 hậu vệ. Kể cả khi Thái Sơn đã đứng dịch lên, phương án chuyền cho anh này vẫn coi như là bị loại, trong khi có một không gian rộng lớn phía sau lưng Tuấn Anh/trước mặt Thái Sơn không hề có ai chiếm lĩnh;
  2. Tuấn Anh nhả lại bóng với ý đồ chạy chỗ không bóng vào vị trí này. Ý đồ này tốt, tuy nhiên đây lại là một đường chuyền rất khó, trong cùng một vùng chiều dọc, mà lại gần như là chuyền thẳng cho chạy chỗ thẳng. Ít nhất là Tuấn Anh đã mở người tốt, chuyền bóng bằng chân phải để nhả theo hướng chéo cho Đình Bắc chạy thẳng. Đồng thời, một điều nữa Tuấn Anh làm đúng là di chuyển không bóng để đổi vùng vị trí hiện tại của mình.

Tình huống lên bóng này chấm dứt khi Đình Bắc chuyền về, không nhận thấy Hùng Dũng ở half-space phải đang xin bóng.

Như vậy, “JdP” của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện. Có thể giải quyết những vấn đề trên nếu:

  1. Thái Sơn di chuyển cao hẳn lên phía trên thay vì lùi xuống xin bóng. Điều này cho phép anh có thể làm “người thứ ba” cho pha phối hợp Tuấn Anh – Đình Bắc; hoặc:
  2. Thái Sơn lùi hẳn xuống làm “trung vệ” thứ ba, đẩy Việt Anh lệch hơn qua trái. Điều này giúp bảo vệ phần giữa sân tốt hơn, nhưng có lẽ Tuấn Anh sẽ cần phải đứng cao hơn và Đình Bắc phải lùi sâu hơn để có thể tịnh tiến một cách tự nhiên.
Xuân Mạnh (khoanh vàng) có bóng, Thái Sơn di chuyển (mũi tên xanh)

Như vậy:

  1. Việt Nam hiện có tới 3 cầu thủ đứng cùng một vùng hàng dọc;
  2. Nếu Xuân Mạnh muốn nhả bóng cho Thái Sơn, không những có cầu thủ Nhật Bản đứng đó, mà đó sẽ là một đường chuyền dọc cho một pha chạy chỗ ngang, có nghĩa là đẩy Thái Sơn vào thế khó trong khống chế quả bóng;
  3. Nếu Xuân Mạnh muốn chuyền thẳng lên cho Hùng Dũng, không những khó thực hiện đường chuyền như vậy, mà sau đó Hùng Dũng cũng không thể nhả cho Thái Sơn được.

Tóm lại, Việt Nam không có triển vọng phối hợp bộ ba trong tình huống này. Thực tế, Xuân Mạnh đã phải phất dài lên phía trên.

Tình huống 2: Tiếp tục với một tình huống build-up sau đó:

Có vẻ như Việt Nam có “pattern” khi build-up ở đây: tạo cấu trúc theo khối kim cương giữa trung vệ lệch phải – tiền vệ trung tâm lệch phải – tiền vệ công lệch phải – wingback phải, ban bật kiểu “phối hợp bộ ba” nhằm tạo cơ hội tìm thấy người tự do, xoay mặt về phía khung thành đội bạn để triển khai lên tiếp.

Tuy nhiên, thật khó để hình dung được Việt Nam sẽ tìm thấy người thứ ba như thế nào trong tình huống 2 này, khi:

  1. Các cầu thủ bị kèm người – theo – người khá chặt;
  2. Về cơ bản là không có sự xoay vị trí hay chỉ là rời khỏi vị trí hiện tại của các cầu thủ;
  3. Hùng Dũng có di chuyển, nhưng khi Tuấn Tài (tiền đạo cắm) đứng yên thì không gian mà Hùng Dũng tạo ra cũng vô ích, không thể nào tìm thấy “người thứ ba” nếu chuyền vào đó.
Cũng là trận Việt Nam – Nhật Bản (hiệp 2): Một tình huống build-up với 06 người phía sau bóng, không còn luật chiếm giữ không gian hay có bất cứ cơ hội tịnh tiến bóng lên trên nào

Có thể trước đối thủ đẳng cấp như Nhật Bản, các cầu thủ Việt Nam sẽ không có cơ hội thể hiện hết sức khi có bóng – trận đấu với đối thủ vừa tầm hơn, cùng khu vực như Indonesia có thể sẽ khác?

Tình huống 1:

Tình huống trên cho thấy một số vấn đề:

  1. Xu hướng di chuyển thấp tới sát hàng 3 hậu vệ của tiền vệ phòng ngự, làm thừa quân số ở tuyến dưới, cũng như giảm các hướng chuyền chéo lên trên;
  2. Các cầu thủ phía trên cũng bị hút vào, lùi xuống khá sâu để gần với bóng hơn, không những làm nghẹt không gian ở khu trung lộ, mà còn giảm sự đe dọa tới hàng phòng ngự Indonesia. Thực tế, trong tình huống trên, Indo, chỉ với 5+1 cầu thủ, có thể kiểm soát tương đối hiệu quả không gian triển khai bóng của 8 cầu thủ Việt Nam;
  3. Khi bóng ra sát đường biên, phần không gian ở bên trong không được chiếm lĩnh. Điều này sẽ giảm khả năng thực hiện những pha phối hợp “third-man run” hiệu quả. Thử tưởng tượng trong tình huống 1 trận Indo (ảnh trên): kể cả khi Thanh Bình – Xuân Mạnh có phối hợp bộ ba được và bóng tìm được tới vị trí của Quang Hải, Hải “con” sẽ xoay người…và phối hợp với ai tiếp?

Tình huống 2:

Vấn đề vẫn tiếp diễn…

Vậy còn bài “bộ kim cương bên cánh” của chúng ta thì sao?

3. Phân tích và kết luận

Bản thân cụm từ “Lối chơi kiểm soát bóng” không có nhiều ý nghĩa. Có thể hiểu rằng một HLV áp dụng “lối chơi kiểm soát bóng” đang sử dụng một lối chơi (“game model”) với trọng tâm, hay điểm đáng chú ý nhất, nằm ở giai đoạn kiểm soát bóng – cụ thể, HLV đó muốn đội của mình ưu tiên nắm quyền kiểm soát bóng. Cách nói như vậy là một cách nói rút gọn. Tuy nhiên, nếu muốn phân tích sâu hơn để hiểu rõ về lối chơi cũng như nguyên nhân thành công/thất bại của một đội bóng, cách nói trên chưa cho thấy được:

  1. Đội bóng đó làm gì với bóng trong chân? Họ đứng yên trong cấu trúc, hay di chuyển xoay vị trí? Nguyên tắc di chuyển của họ là gì?
  2. Đội bóng đó làm cách nào để ghi bàn?

Một chỉ trích nhắm tới đội tuyển U23 cũng như đội tuyển quốc gia Việt Nam là “chuyền qua chuyền lại ru ngủ rồi hết”. Thực ra, cái cách đội tuyển Việt Nam chuyền bóng là có mục đích. Bởi vì đội tuyển Việt Nam di chuyển có quy tắc nhất quán, có bài bản và phương án để đưa bóng lên. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ thực hiện những quy tắc, bài vở trên. Cụ thể:

  1. Chúng ta không được thấy sự xoay vòng vị trí giữa tiền vệ trụ – trung vệ lệch, khiến cho khoảng cách giữa hai tuyến hậu vệ – tiền vệ của Việt Nam rất gần. Trong khi đó, các tiền vệ tấn công và tiền đạo lại đứng khá xa. Điều đó không những làm cho việc phối hợp ngắn lên phía trên theo đường trung lộ trở nên khó khăn, mà khi bóng được đưa ra cánh, khu vực trung tâm và phía đối diện cũng sẽ không có người. Như vậy, đội tuyển Việt Nam hầu như buộc phải dồn ra cánh để lên bóng, mà những pha lên bóng đó dễ dàng bị dồn vào biên và triệt tiêu từ trong trứng nước, do thiếu phương án lật cánh.
  2. Chúng ta cũng không thấy những tình huống xoay vị trí ở tuyến trên. Điều này có thể được giải thích do các đối thủ của Việt Nam đều pressing tầm cao, khiến cho các cầu thủ ĐTQG Việt Nam lúng túng trong giai đoạn build-up và không thể đưa bóng được lên trên. Tuy nhiên:
  3. Chúng ta không thấy những tình huống phối hợp bộ ba “third-man run” để thoát khỏi áp lực của đối thủ. Phối hợp bộ ba là thứ cơ bản trong bóng đá, là vũ khí hiệu quả bậc nhất để thoát khỏi sự kèm cặp của đội bạn. Nhưng các cầu thủ của ta không thực hiện điều đó, có thể do một (hoặc nhiều) trong số các nguyên nhân sau:
    • Kĩ năng xử lí bóng không tốt. Các cầu thủ thường mất hai, ba nhịp mới có thể chuyền bóng, làm chậm nhịp phối hợp và rất dễ bị bắt bài – hoặc tệ hơn là mất bóng ngay trong chân;
    • Đấu pháp của HLV. Dựa trên việc những Xuân Mạnh, Quang Hải…ngay lập tức xoay người và băng lên phía trước khi Thanh Bình có bóng, có cơ sở để tin rằng HLV Troussier muốn Việt Nam câu bóng dài lên mỗi khi bị áp sát tầm cao;
    • Cầu thủ tự động làm theo “bản năng” khi các bài bản không có hiệu quả/không xuất hiện.

Chúng ta muốn “kiểm soát bóng”, nhưng nếu cầu thủ của chúng ta không biết “chuyền và chạy”, nếu chúng ta không tạo hướng chuyền cho đồng đội đang có bóng bằng cách di chuyển, nếu chúng ta từ bỏ ngay từ khoảnh khắc ban đầu gặp khó khăn, thì sẽ không có “kiểm soát bóng” nào cả. Tệ hơn, nếu chúng ta không có hướng để đưa bóng lên trên, sẽ không có bàn thắng – lúc đó thì “kiểm soát bóng” cũng chỉ là một cụm từ vô nghĩa.

Tuy nhiên, rõ ràng là cầu thủ Việt Nam đang thiếu căn bản về kĩ thuật cũng như chiến thuật, do đó yêu cầu thực hiện những đường chuyền chính xác, xử lí một chạm nhanh…là khó khăn, chứ đừng nói tới “third-man run” (?!). Nhất là ở phạm vi đội tuyển quốc gia, vốn không có nhiều thời gian tập trung bằng sinh hoạt ở cấp câu lạc bộ.

Vậy có thể có những phương án cải thiện nào?

Có lẽ cách nhanh chóng nhất, phù hợp với bối cảnh nhất là tập những bài vở thuộc lòng, cố định, bất di bất dịch. Đây là cách mà những Antonio Conte hay Maurizio Sarri áp dụng: Dựa vào những bài tập 11 v 0, tập đi tập lại các “bài vở” chi tiết (anh A chuyền đi đâu, anh B nhận rồi phải như thế nào…). Mục đích là để khi ra sân các cầu thủ cứ thế mà làm – nếu đã thuộc lòng rồi thì vào trận, bất kể đối thủ làm như thế nào, cầu thủ có thể triển khai bài bản với tốc độ nhanh chóng, khiến đối thủ không kịp phản ứng. Đó là lí do Conte hay Sarri nhanh chóng có được thành công trong giai đoạn đầu nhiệm kì của mình, vì phương pháp này chỉ mất khoảng 4-6 tuần để nhuần nhuyễn 100% (hơn nữa, bản thân Conte cũng đã rất thành công với tuyển Ý). Nếu có bị “bắt bài” thì đó cũng sẽ không phải là vấn đề quá lớn ở cấp độ tuyển quốc gia do lịch thi đấu không thường xuyên. Tuy nhiên, “Juego de Posicion” vốn dĩ đã là cách tiếp cận được lên kịch bản khá kĩ càng và khá bó buộc với cá nhân cầu thủ, chưa kể tới việc hiện tại ĐTQG được yêu cầu thực hiện một hoặc hai “pattern” đơn giản nhưng có vẻ vẫn chưa làm được – liệu các cầu thủ Việt Nam có thể làm được các bài bản không, chứ chưa nói tới thực hiện nhanh chóng?

Nếu vậy, cách tiếp cận của chúng ta vẫn sẽ tập trung vào việc giành chiến thắng ở cấp độ ĐTQG, chứ không phải là “xây dựng lối chơi” cho “nền bóng đá” hay gì cả. Tất nhiên, ai cũng muốn thấy ĐTQG giành kết quả tốt – thầy Troussier được trả lương để dẫn dắt ĐTQG và U23 giành thành tích, thầy sẽ được những người bỏ tiền ra thuê thầy đánh giá dựa trên kết quả của hai đội tuyển. Nhưng nếu muốn xây dựng “nền bóng đá” thì cách tiếp cận phải đi từ gốc: Bản thân cầu thủ phải được cải thiện. Không chỉ là về vấn đề dinh dưỡng hay kích cỡ, vóc dáng. Cũng không phải là “Juego de Posicion” hay “tạt cánh đánh đầu” hay “chơi bóng ngắn” hay “phòng thủ phản công kiểu thầy Park” cho đội tuyển cấp quốc gia gì cả. Mỗi cá nhân cầu thủ phải được tạo điều kiện (empowered). Từ tạo không gian cho bóng đá học đường/bóng đá ngoài phố, hay trong các lò đào tạo trẻ các học viên được dạy một cách hoàn thiện về kĩ năng mà ít chú trọng vào thành tích huy chương, cho tới cấp độ CLB khi các cầu thủ được trao cơ hội và được luyện tập, thi đấu thường xuyên để liên tục phải đối phó với các bài toán và tìm cách giải được chúng. Liệu chúng ta đã làm được điều đó?

Thầy Troussier chịu trách nhiệm cuối cùng cho thành tích của ĐTQG. Suy tới cùng, nếu cầu thủ ở ĐTQG không xoay vòng vị trí đúng ý đồ chiến thuật, không thể phối hợp bộ ba cự li ngắn…trách nhiệm vẫn sẽ được quy thầy Troussier. Bóng đá là trò chơi của cầu thủ, nhiệm vụ của HLV là dựa trên sức mạnh, điểm yếu của từng cá nhân để “điều hướng” cả tập thể, chứ không phải ương bướng áp đặt một hệ thống theo ý mình và bắt cầu thủ phải theo một cách cứng nhắc.

Nhưng, nếu như tất cả các con bài cho thầy đều…kém thì sao?

Thế thì thực tế, bài toán cho (mọi) HLV trưởng ĐTQG Việt Nam sẽ là: Cách nào để che giấu những điểm yếu (căn bản) đó, và trong bao lâu?

Đó không phải là một bài toán nên có từ đầu, nếu chúng ta muốn có một nền bóng đá khỏe mạnh.

Arsenal đang phòng ngự kém như thế nào trước những đội bóng mạnh?

Bài dịch từ blog Spielverlagerung của tác giả Lewis Ambrose, bản gốc tại đây. Một số ý kiến và giải thích của người dịch được thêm vào để làm rõ nghĩa hơn.

Arsenal là một đội bóng ưu tiên kiểm soát bóng, vì vậy họ thường có xu hướng pressing ngay trên phần sân đối phương cùng một hàng phòng ngự dâng cao, đôi lúc là tới vạch giữa sân. Cách tiếp cận đó là hợp lý để đảm bảo cự ly đội hình theo chiều dọc, tuy nhiên cần phải thẳng thắn rằng Arsenal không biết cách pressing hiệu quả (dù đã cải thiện tương đối nhiều trong 2 mùa giải trở lại đây) – điều đó khiến họ trở nên dễ bị tổn thương trước những đối thủ có sức mạnh tương đương hoặc có chiến thuật đủ tốt (điều thường xuất hiện ở châu Âu hơn là tại nước Anh).

Continue reading

My Football Ramble: A bit about tiki-taka

“Tiki-taka is dead! All hail football!” The brigade charged and roared, after the defeat of Barcelona in the hands of Bayern Munich and after the fall of the same German team against Real Madrid, another Spanish team.

Funny though, they had to say it twice, in two different years. Everything can only drop dead once.

The question is: How can it be dead, if it doesn’t exist?

Okay, it might actually exist – but not in the way you may think.

“Tiki-taka” is not a, let’s say, professional word. It was coined by a Spanish football commentator when he saw the maze of passing. “Tiki-taka” – like the sound of a clock, tick-tock. No, it DOES NOT mean “pass and move”.

Which means it does not really depict the actual style employed by the likes of Barcelona of Spain national team. Surely, you cannot just pass, pass, pass and pass to win a match. You have to score. You have to pass well, with intention and excellent execution.

The ‘tiki-taka’ is a pejorative term, to pass the ball just for fun with no intention. I don’t like the expression tiki-taka. We just try to pass the ball rapidly trying to create chances.

– Pep Guardiola

A team, with 10 outfield players, cannot just stands there and tries to thread passes to each other. No “passing football” of “beautiful game” is possible if a team’s shape is stretched or poorly structured.

What Pep Guardiola wants is not simply high possession statistics. He wants his team to retain the ball in order to“provoke” break the shape of the opposing team, drag them out of their position, then create a chance or a goal. Which means his team will have to complete both tasks: ball retention and efficiency in attacking.

How? Players will have to move. Individually, but not in an individualistic way. The entire team now must move together, must be knitted close to create triangles. Triangles do not only help keeping the ball, it is also necessary to break through lines (Barca has an infamous move: the third-man run). And if the team is closely linked, it can regain possession perfectly right after just losing it, then swiftly launch a counter-attack when the opponent is still unsettled (according to Jurgen Klopp), or keep building up as usual.

It is a system called “positional play”, in which each player has to move in conjunction with his teammate in every phase of play. It matters more than mere passing. Without it, Barca won’t be as structured, won’t be as fluid, won’t be able to dominate opponents and won’t be that formidable.

Positioning matters more than possession.

Thus, “tiki-taka” does not exist as a principle or a system of play. So it won’t die. Because it is not there to kill.

 

 

Argentina 2-1 Bosnia-Herzegovina: Hai mặt của “các vũ công Tango”

Alejandro Sabella đã lựa chọn đấu pháp xuất phát sai lầm cho đội bóng của mình và vấp phải sự kháng cự của Bosnia-Herzegovina (sau đây gọi tắt là Bosnia), tuy nhiên thay đổi ở hiệp hai giúp Argentina cải thiện màn trình diễn của mình và giành chiến thắng chung cuộc.

Nguồn: Getty Images – fifa.com

Continue reading

Everton 3-0 Arsenal: Đội chủ nhà toàn thắng

 Trận cầu mang tính quyết định của Arsenal kết thúc với một thất bại bẽ bàng và vô cùng xứng đáng cho Arsene Wenger và các học trò, khiến cơ hội vô địch Ngoại hạng Anh của họ gần như là không còn.
Roberto Martinez đưa cầu thủ trẻ John Stones vào thế chỗ cho Phil Jagielka bị chấn thương. Leon Osman xuất phát thay cho Ross Barkley ngồi trên ghế dự bị (nhưng tới phút thứ 8, Osman bị chấn thương và Barkley phải vào thay) ; Steven Naismith cũng có suất đá chính. Bên phía Arsenal,Per Mertesacker – Thomas Vermaelen và Mikel Arteta – Mathieu Flamini vẫn tiếp tục có tên trong đội hình chính thức. Aaron Ramsey vừa mới trở lại sau chấn thương và ngồi trên ghế dự bị cùng Alex Oxlade-Chamberlain và Yaya Sanogo.

Đội hình xuất phát của hai đội

Đội hình xuất phát của hai đội

1) Chiến thuật lạ của Everton
Martinez là một huấn luyện viên rất sáng tạo. Ông sử dụng một sơ đồ 3-4-3 “phiêu lưu” cho Wigan, giúp đội bóng này tránh xuống hạng nhiều lần, đạt cúp FA trong khi vẫn chơi một thứ bóng đá tích cực. Và hôm nay, ông để Lukaku ra cánh phải, Naismith đá cao nhất, Mirallas sang vị trí lệch trái không quen thuộc.
Logic là như thế này: Lukaku sẽ đóng vai trò “tiền đạo thứ hai” khi di chuyển từ cánh vào, đồng thời việc hậu vệ trái của Arsenal thường không dâng cao bằng đồng nghiệp bên cánh đối diện sẽ giúp tiền đạo người Bỉ không bị khai thác; Naismith di chuyển rộng, sẽ hợp thành với Lukaku tạo thành “cặp tiền đạo”, trong khi Mirallas tấn công vào phía sau lưng Sagna khi anh này băng lên.
Martinez biết rõ những điểm yếu của Arsenal nơi hàng phòng ngự: hậu vệ phải hay dâng cao (vì vậy ông muốn dùng Mirallas để phản công thay vì một Naismith phòng ngự tốt hơn); cặp trung vệ Mertesacker – Vermaelen không thật sự mạnh, Vermaelen chọn vị trí kém còn Mertesacker chậm, vì vậy đặt hai người vào thế 2 chống 2 nhằm kéo họ ra khỏi vị trí là một phương án tốt.
Và kết quả thì trên cả tuyệt vời, khi cả ba bàn thắng của Everton đều là hệ quả từ chiến thuật này.
+) Trong bàn thắng thứ nhất, Mirallas hút Mertesacker theo, trong khi Naismith lùi xuống và kéo Vermaelen lên khỏi vị trí, từ đó tạo ra một khoảng trống rộng cho Baines chuyền vào tới chân Lukaku đang băng vào.
+) Bàn thắng thứ hai tới từ pha đi bóng vào và dứt điểm bằng chân trái của Lukaku, từ một tình huống phản công.
+) Bàn thắng thứ ba xuất phát từ việc Mirallas cướp bóng của Sagna, đi bóng vào khoảng trống rộng lớn trước mặt.
2) Trận đấu tệ hại của Arsenal
Everton chơi hay nhất trong những tình huống phản công, khi có những khoảng trống phía sau lưng Arsenal và Lukaku, Naismith, Mirallas có thể đánh trực tiếp vào hàng hậu vệ đội khách. Đồng thời, khi cầm bóng tấn công, họ triển khai một cách có mục đích và khá sắc. Trong khi đó, Arsenal không làm được bất cứ điều gì tốt cả.
Các Pháo thủ muốn đẩy cao lên pressing, nhưng Everton thoát khỏi vòng áp sát của họ một cách quá dễ dàng bằng cách đưa Barry lùi xuống thành một trung vệ thứ ba, tạo thành thế 3 người chống lại Giroud và Rosicky. Họ cũng không cắt được bóng sau đó khi Barkley (thay Osman bị chấn thương từ phút thứ 8) lùi xuống để hỗ trợ đồng đội ở giữa sân và phải lùi xuống một phần ba sân của mình, trong khi Everton tấn công một cách trực diện.
Tệ hơn cả là cách Arsenal triển khai tấn công. Everton chủ động lùi xuống nửa phần sân nhà của mình, dùng hai cầu thủ đứng cao nhất của mình là Naismith và Osman/Barkley áp sát Flamini và Arteta. Everton dần dần lùi sâu về trước vòng cấm của mình, buộc Arsenal phải phá vỡ một cái “xe bus” trước khung thành Howard. Trong những lúc như thế này, sự di chuyển không bóng của các cầu thủ Arsenal là hết sức tệ, khiến họ trở nên vô dụng trước tầng lớp phòng thủ của The Toffees. Không có những pha băng cắt trực diện từ dưới lên, không có những tam giác hay những bài bản chạy chỗ phối hợp để vượt qua khối phòng ngự màu áo xanh. Rosicky và Cazorla di chuyển ngang qua lại, nhưng tất cả những gì các cầu thủ Arsenal làm được là chờ bóng tới chân và tìm cách phối hợp trước mặt đối thủ thay vì xuyên phá. Điều quan trọng nhất mà Arsenal cần là sự di chuyển “thẳng”, sự đột phá (theo tiếng Anh là “vertical movements”) nhằm kéo theo cầu thủ Everton, tạo khoảng trống và lợi dụng khoảng trống đó, nhưng Arteta và Flamini không làm được điều này, Podolski gần như chỉ đứng yên một chỗ trong khi Rosicky và Cazorla thì hầu như di chuyển theo chiều ngang sân. Những cầu thủ như Ramsey, Chamberlain là lí tưởng hơn cả, nhưng họ đều bị cất trên băng ghế dự bị.
Trong trận này, Arsenal bị khối phòng ngự của Everton đẩy ra cánh, nhưng họ lên bóng chủ yếu ở cánh phải, không khai thác khu vực cánh trái nơi khả năng phòng ngự của Everton là khá yếu (phải đến gần cuối hiệp 1 Arsenal mới nhận ra điều này), và khi có bóng ở cánh, các Pháo thủ cũng không phối hợp gì mấy: thay vì kéo giãn hàng phòng ngự đối thủ, Arsenal trông đợi vào những cú tạt.
Khi đã không thể tấn công một cách hiệu quả, Arsenal dễ dàng bị mất bóng và dính những đòn phản công của Everton như đã trình bày ở trên. Còn khi phản công, Arsenal bị chặn đứng lại rất nhanh. Hướng phản công khả dĩ nhất của họ là ở cánh phải, đánh vào vị trí sau lưng Baines và bên trái của Distin, nhưng Arsenal không có khả năng làm được việc này khi mũi nhọn phản công của họ là Podolski lại ở bên trái và gặp khó trước Coleman.
Nói tóm lại, trong cả bốn giai đoạn của cuộc chơi, Arsenal đều thua cả bốn.
3) Những sự thay đổi người
Wenger đợi đến phút 65 mới đưa Ramsey và Chamberlain vào sân, đợi tới phút 70 để đưa Sanogo vào thay Giroud, trong khi đó là việc đáng ra ông phải làm từ sau giờ nghỉ. Arsenal tấn công đa dạng hơn với sự di chuyển tốt của cả Ramsey lẫn Chamberlain, nhưng Everton lúc này tập trung vào lập khối phòng ngự và lợi dụng những khoảng trống Arsenal bỏ lại ngày càng nhiều phía sau lưng để phản công, với tốc độ của Mirallas, Naismith và Lukaku. Hai sự thay đổi người của Martinez đều đơn giản: McGeady sung sức thay thế một Naismith đã hoàn thành nhiệm vụ, trong khi Deulofeu thay Lukaku để thêm tốc độ cho những pha phản công.
Trong khi đó, Arsenal vẫn tiếp tục bế tắc, khi cơ hội ngon ăn nhất họ tạo ra là cú sút chạm xà của Chamberlain cùng với bàn thắng không được công nhận của Sanogo.
4) Kết luận
Một chiến thắng toàn diện và vô cùng xứng đáng cho Martinez cùng các học trò. Ông thầy người Tây Ban Nha đưa ra một chiến thuật lạ và hết sức sáng tạo, đồng thời cũng hết sức hiệu quả. Everton không chỉ khai thác được những điểm yếu của đối thủ, họ còn tỏ ra vượt trội về tất cả các mặt, mặc dù Arsenal mới là đội cầm bóng nhiều hơn hẳn. Còn Arsenal, họ đang gặp một cơn khủng hoảng nghiêm trọng về mặt tâm lí, chiến thuật cũng như niềm tin. Cuộc đối đầu với Wigan tại đấu trường cúp FA – cơ hội duy nhất cho Pháo thủ giải khát danh hiệu – đang trở nên khó khăn hơn, cũng như cuộc đua giành vé dự Champions League mùa sau.

Mổ băng: Manchester United trước Olympiakos

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

 Manchester United vừa hoàn tất tiếp một cú lội ngược dòng nữa, lần này là trước Olympiakos sau khi đã để thua 2-0 ở trận lượt đi. 3-0 là một tỉ số ấn tượng, nhưng đáng lẽ ra với đối thủ như Olympiakos, Man Utd không phải vất vả đến như vậy. Và kể cả trong trận thắng đậm này, United cũng bộc lộ ra những điểm yếu.

Vậy họ đã làm gì trong trận đấu vừa qua?

1) Tấn công:

Moyes là một người ưa thích đấu pháp “dàn trải” đội hình bằng cách “phân lô”. Cụ thể như thế nào thì đã được trình bày tại bài viết này trên 4231.vn

Hãy xem trong trận đấu này, United áp dụng đấu pháp như thế nào.

Khi United triển khai bóng ngắn từ cầu môn:

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

Một ví dụ về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes. Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Một ví dụ khác về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes.

Một ví dụ khác về đấu pháp “Dàn trải” của Moyes.

Hãy thử so sánh với một tình huống triển khai bóng ngắn của Olympiakos:

olympiakos_buildup1

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Khi David De Gea phát bóng dài:

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp "dàn trải" khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp “dàn trải” khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

Một khoảng trống mênh mông - United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Một khoảng trống mênh mông – United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này - đội hình MU ở dạng 4-3-3.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này

Và Welbeck có được sự tự do tương đối về mặt vị trí. Anh di chuyển thông minh:

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Sau đó:

Rooney (khoanh vàng) không hề hỗ trợ Valencia mà tìm cách tấn công vào vòng cấm. Cầu thủ số 25 không có phương án nào ngoài tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát.

Welbeck di chuyển sang để hỗ trợ Valencia. Cầu thủ số 25 tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát, và cuối cùng là một đường tạt.

Thực tế thì United không thay đổi gì khỏi tư duy “dàn trải” “phân lô” của mình, nhưng trong trận đấu này, họ có một số khoảnh khắc thay đổi khác (tuy không nhiều) và điều đó giúp Quỷ Đỏ tiến bộ hơn.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

United có một khoảnh khắc rất đẹp khi họ thực sự hỗ trợ nhau, giống như dưới thời Ferguson:

manutd_attacking_triangle

Và thực sự thì họ có thể làm tốt:

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

:

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

Hai bàn thắng của United đến từ cánh trái của Olympiakos với thủ phạm là hậu vệ cánh trái Holebas: Trong bàn thắng thứ nhất, Holebas phạm lỗi với van Persie trong vòng cấm, và tới bàn thắng thứ hai:

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao.

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao, tạo điều kiện cho Ryan Giggs thực hiện đường chuyền dài

2) Phòng ngự:

United có thể đã ghi được 3 bàn – 2 bàn thắng tới từ hai đường chuyền dài tuyệt đẹp của Ryan Giggs – nhưng khi phòng ngự họ bộc lộ ra nhiều vấn đề. Đây là đội hình của họ khi phòng ngự 1/3 sân:

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos...

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos…

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Một ví dụ khác:

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy - Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền hoặc giúp Giggs áp sát.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy – Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền vào trong hoặc giúp Giggs áp sát.

Một đội bóng tốt thường xuyên giữ cự li đội hình hợp lí, bọc lót cho nhau tốt trong việc phòng ngự cũng như chủ động chặn lại các phương án chuyền bóng của đối thủ. Nhưng United thì không.

Khoảng trống lộ ra quá lớn - Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khoảng trống lộ ra quá lớn – Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khi pressing đối thủ, United cũng bộc lộ những vấn đề:

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau - trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau – trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs - Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs – Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Có lẽ đấu pháp của Moyes còn ảnh hưởng tới cả khâu phòng ngự của United. Đội hình phòng ngự bị dàn ra khá rộng, thể hiện ở bức ảnh sau:

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra - Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên.

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra – Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên – không ai bọc lót được cho nhau cả.

Hãy so sánh tổ chức của United với Atletico Madrid. Tất cả những ảnh sau đều được lấy từ blog Jamieadams3:
Khi áp sát ở giữa sân:

Atletico Madrid pressing tập thể khi bóng ra biên – mục đích của họ là áp đảo quân số ở khu vực trung tâm, buộc đối thủ phải chuyền ra biên; đó là lúc bẫy của họ hoạt động, và Atletico sẽ áp sát mạnh mẽ như trong hình.

Có sự bọc lót tốt khu vực half-space từ tiền vệ trung tâm (khoanh vòng). Cự li đội hình không bị kéo giãn bề ngang như United.

Atletico Madrid chịu để lộ khoảng trống giữa hai tuyến, nhưng cách hàng tiền vệ pressing làm đối thủ không thể triển khai bóng, cũng như những phương án chuyền vào khu vực bị hở bị hạn chế đi. Trong khi đó, United không pressing được như vậy.

So sánh hình ảnh United phòng ngự phần 1/3 sân của mình với Atletico:

Một đội hình tổ chức hẹp và rất chắc chắn, rất khó để xuyên thủng chính diện.

Tất nhiên là rất khó để đạt được trình độ tổ chức (cũng như thể lực để thực hiện kế hoạch) như Atletico Madrid, nhưng cách United đang áp dụng là không hề tốt. Olympiakos có thể không đủ khả năng khai thác những khoảng trống đó, nhưng Bayern thì hoàn toàn có thể.

3) Kết luận

United một lần nữa chứng tỏ rằng: Phương pháp của Moyes không phù hợp, và họ cần phải có sự thay đổi triệt để, với bằng chứng là những điểm sáng khi thay đổi một chút trong kế hoạch. Không những bị hạn chế khả năng ghi bàn, Man Utd còn bộc lộ ra những điểm yếu – phải nói là tồn tại dai dẳng trong mùa giải này – ở khâu phòng ngự. Đối thủ sắp tới tại Champions League của họ là Bayern Munich – rất khó để Man Utd đánh bại được đại diện nước Đức, nhưng nếu cứ tiếp tục thi đấu thế này thì trận đấu của Hùm xám có lẽ sẽ dễ hơn họ nghĩ.

Mổ băng: Milan – Họ đã làm gì trước Atletico Madrid?

Bài viết đã được đăng tại 4231.vn

Milan đang có một mùa giải tệ hại. Họ đang đứng giữa bảng xếp hạng, hi vọng dự Europa League tỏ ra xa vời, và tại đấu trường châu Âu, tân huấn luyện viên Clarence Seedorf không thể làm được gì để giúp đội bóng lọt qua cửa ải mang tên Atletico Madrid. 4-1 – một cú tát trời giáng vào danh dự của Rossoneri. Có lẽ đây là giọt nước làm tràn li, khi niềm tin vào vị huấn luyện viên trẻ tuổi đang dần tắt lịm, thay vào đó là sự chỉ trích – giống như những lời được nhiều người ném vào Allegri trước đây.

 Vậy, Milan đã làm gì trong trận đấu đó? Hãy cùng “mổ băng”, xem xét qua bốn giai đoạn của trận đấu:

1) Giai đoạn 1: Tổ chức tấn công

 Đầu tiên là phân đoạn 1: Milan triển khai từ sân nhà

Milan triển khai ngắn với đội hình dạng 4-3-3, hậu vệ biên dâng cao. Atletico Madrid đáp trả bằng cách cắt đôi hàng hậu vệ và tiền vệ của đối thủ nhằm lái hướng bóng sang cánh.

milanbuildup_2nd

Khi Milan muốn đưa bóng lên, họ không có phương án nào rõ rệt ngoại trừ đưa bóng ra cánh: một phần do bị các cầu thủ Atletico ngăn cản, một phần do cách bố trí đội hình quá xa nhau

milanbuildup_3rd

Sau đó, bóng được đưa sang cánh trái. Cầu thủ Atletico lập tức áp sát, buộc Emanuelson phá lên trên

atl_fullpressing

Một thời điểm khác: Milan dưới áp lực toàn sân của đối phương. Họ không thể triển khai bóng trong “phân đoạn 1”.

 Nếu Abbiati phát bóng dài:

milanbuildup_4th

Milan bố trí đội hình hẹp, với Kaka và Taarabt bó vào. Họ có lợi thế quân số khi tranh chấp bóng bật ra.

 Tới “phân đoạn 2”, tức là Milan đưa bóng lên tới phần sân đối phương. Lúc này, đội hình Atletico Madrid lui về ở tầm trung để ổn định sau khi Milan đưa bóng ra rộng ngoài biên – đội bóng Tây Ban Nha không muốn áp sát ngay lập tức lúc đó để tránh đội hình xộc xệch.

milan_2ndphase

Milan tấn công. Hậu vệ biên dâng cao; Poli di chuyển lên cao hơn De Jong và Essien. Kaka và Taarabt đứng dưới Balotelli, tạo thành một tam giác nhằm phối hợp giữa khoảng trống của các tuyến đối phương.

milanatk

Taarabt bó vào trong, Kaka cũng vậy (và chơi gần với Balotelli, khoanh đen). Atletico Madrid được tổ chức rất tốt với cự li hợp lí; Mario Suarez (khoanh xanh) áp sát Taarabt và buộc anh này không còn lựa chọn nào khác, phải chuyền sang cánh.

milan_poli

Poli đi bóng vào trung tâm, và ngay lập tức bị bao vây, cướp bóng

 Đây chính là một cái bẫy của Atletico Madrid: họ bắt đối thủ phải chuyền ra cánh khi trung tâm đã bị khóa chặt, và…

atl_pressingtrap

Atletico áp sát ở cánh rất nhanh – cái bẫy của họ đã sập. Họ áp đảo quân số ở cánh – ở hình này là 2 vs 1 với Essien.

 Cách bố trí đội hình của Atletico là rất tốt, tuy vậy nó có một nhược điểm mà Milan đã khai thác được trong bàn thắng của họ. Đó là khi đối phương triển khai bóng ở cánh, hậu vệ biên sẽ để mắt tới cầu thủ bám biên của đối phương, sẵn sàng áp sát ngay, trong khi tiền vệ cánh đó thì có thể áp sát bóng. Như vậy, một khoảng trống (“half-space”) mở ra.

milan_goal

Koke áp sát cầu thủ có bóng của Milan, trong khi Luis thì đứng gần biên. Khoảng trống lộ ra và Poli (khoanh đỏ) lợi dụng một cách rất thông minh. Balotelli (khoanh vàng) lùi xuống, làm một “trạm” chuyển bóng tới Poli đang trống trải – anh tạt vào cho Kaka ghi bàn.

 Đây là đội hình của Milan sau khi Pazzini được tung vào sân thay Essien:

milan_pazzini

Milan 4-4-2/4-2-2-2. de Jong và Poli là cặp đôi tiền vệ trung tâm. Pazzini và Balotelli chơi ngang hàng nhau. Kaka và Robinho di chuyển vào phía trong, để cho Emanuelson và Abate dâng lên cao.

2) Tổ chức phòng ngự

 Milan phòng ngự với số khá ít: 8 người. Kaka và Balotelli được phép ở lại phía trên, trong khi Taarabt thì bám sát Felipe Luis.

milan_def2

Milan tổ chức phòng ngự theo sơ đồ 4-4-1-1. Kaka (khoanh tròn) ở giữa sân, sẵn sàng di chuyển để hỗ trợ phản công. Taarabt lui về, cùng ba tiền vệ lập thành bộ tứ (nối với nhau bằng vạch đỏ).

atl_1stgoal

Tình huống Atletico Madrid ghi bàn mở tỉ số. Taarabt ở phía xa (khoanh đen), Poli khoanh hồng. Lúc này bên cánh trái của mình, Milan chỉ phòng ngự với Emanuelson và Essien. De Jong (khoanh vàng) di chuyển ra hỗ trợ, và cầu thủ Atletico Madrid cũng di chuyển theo.

atl_1stgoal_2

Và sau đó, khi Atletico cướp lại được bóng (có thể thấy được Kaka đang trên đà di chuyển). Không gian trong khoanh da cam lộ ra. Cự li đội hình của Milan không tốt.

milan_def_poli

Poli (khoanh đỏ)

milan_halfspace

Vì vị trí của Poli, Essien phải vừa quan tâm tới khoảng cách của mình với De Jong và vừa phải để mắt tới cánh phải, trong khi Taarabt đứng gần biên phải (vì Felipe Luis) và De Jong đứng ở trung tâm. Cầu thủ Atletico (khoanh đỏ) dễ dàng lợi dụng “half-space”.

 Vị trí của Poli không thực sự rõ ràng: anh là tiền vệ tấn công hay tiền vệ trung tâm? Anh sẽ chơi cao hơn hay giữ vị trí ngang với de Jong? Trong tình huống Milan thủng lưới bàn thua thứ hai, Poli gián tiếp có phần trách nhiệm khi đã dâng lên và tạo khoảng trống cho Turan dứt điểm.

milan_def_btl

Cùng lúc đó, khoảng trống giữa hàng tiền vệ và hậu vệ của Milan lộ ra lớn, trong khi không gây sức ép nào cả. Costa di chuyển xuống, kéo Bonera theo; đồng thời Raul Garcia tự do và có thể là một phương án chuyền.

milan_def_btl2

Và một ví dụ khác. Không chỉ khoảng trống giữa hai tuyến quá lớn (để cho cầu thủ Atletico xâm nhập phía sau lưng Poli – gần trọng tài), ở đây de Jong (khoanh đỏ) còn bị kéo quá xa so với Poli. Hệ quả của sự mất cân bằng trong phòng ngự cánh với trung tâm.

 Sang hiệp 2, Seedorf chuyển chỗ Poli và Essien, đồng thời giao nhiệm vụ cho Kaka bảo vệ cánh phải, để Robinho phía trên. Cấu trúc phòng ngự nhìn chung là không thay đổi. Atletico ưa thích đánh vào cánh trái (theo hướng của họ) đầu tiên, nhưng nhìn chung Milan phòng ngự ổn ở khu vực này nói riêng cũng như phần sân nhà nói chung.

 Sau khi Pazzini vào sân, Kaka và Robinho được bố trí sang hai cánh. Tuy nhiên, hai người không phải là những mẫu cầu thủ lui về phòng ngự lí tưởng – tức là không nhanh chóng rút về. Tình huống bàn thua thứ tư là một ví dụ:

milan_4thgoal

Kaka và Robinho (khoanh vàng) bên hai cánh. Khoảng trống mà họ tạo ra giúp Jose Sosa lọt vào và là người chuyền bóng cuối cùng cho Costa ghi bàn.

3) Chuyển tiếp sang phòng ngự (chống phản công)

 Milan không pressing đối thủ khi vừa mất bóng – thực tế thì làm điều đó là rất khó khi Milan không được chuẩn bị để phản-pressing, cũng như đối thủ của họ phản công rất trực diện, với những đường chuyền cự li dài cho Diego Costa. Họ thường rút về sân nhà để chuyển sang trạng thái phòng ngự (hoặc tổ chức lại nhanh để phòng ngự, nếu mất bóng ở phần sân nhà), với Nigel de Jong là người đi đầu trong việc hãm lại những đợt phản công của đối thủ. Tuy vậy, đội hình của Milan trong những tình huống này không thật sự đồng đều, các cầu thủ rút về không nhanh.

milan_dejong_deftrans

de Jong (khoanh)

milan_deftrans2

Milan chống một đợt phản công khác. Essien trám vào chỗ hậu vệ phải của Abate đang dâng cao, trong khi cả đội rút về

 Trong hiệp 2, khi Milan thay đổi chiến thuật với việc Pazzini được tung vào sân, họ mất đi một sự bảo vệ ở trung tâm (do số tiền vệ ở đây bị giảm xuống).

milan_2nd_btl

Poli dâng lên để áp sát đối thủ nhưng bị vượt qua, trong khi Muntari không ở vị trí thuận lợi cho bọc lót và hàng hậu vệ đứng thấp (do Rami – Bonera thiếu tốc độ). Có thể thấy Balotelli đang chạy về bên cánh phải.

4) Chuyển tiếp sang tấn công

 Atletico Madrid phản-pressing (gegenpressing theo tiếng Đức) rất tốt, và đây là ví dụ:

atl_gegenpressing

atl_gegenpressing2

 Như vậy, Milan rất khó để đưa bóng tới khung thành của Atletico, do đối phương áp sát ngay khi mất bóng.

 Kaka là người châm ngòi cho những đợt phản công của đại diện nước Ý, với vị trí tự do sau lưng Balotelli của mình. Trong ảnh về bàn thua đầu tiên, ta có thể thấy Kaka đã trên đà di chuyển khi Essien vừa lấy được bóng.

milan_counteratk_kaka

Một ví dụ khác: Kaka (khoanh vàng) trên đà di chuyển giữa các tuyến của Atletico. Balotelli (khoanh đen) di chuyển rộng để hỗ trợ triển khai phản công.

 Còn đây là sau khi Pazzini vào sân:

milan_counteratk

Balotelli (khoanh đen) là người khởi xướng phản công bằng cách lùi xuống vào khoảng trống giữa hàng hậu vệ và tiền vệ đối thủ

 Và ngay sau đó, Robinho sút trúng xà ngang.

5) Kết luận

 Có lẽ Milan đã chơi không quá tệ trước Atletico Madrid. Họ biết cách tấn công, khai thác điểm yếu của đối thủ. Mặc dù Rossoneri không thể lặp lại điều này lần hai, nhưng đó chủ yếu là do đối thủ của họ quá xuất sắc trong tổ chức đội hình. Barcelona còn gặp vướng mắc trong việc khoan thủng đội bóng này thì với Milan điều này còn khó gấp bội.

 Tuy vậy điều đáng trách của Milan là việc tổ chức đội hình phòng ngự cũng như chống phản công không tốt. Seedorf muốn sử dụng hai cầu thủ sáng tạo bó vào trong xoay quanh “trục” Balotelli và Poli, tuy nhiên có lẽ chỉ đạo của ông cho việc lui về không rõ ràng – bằng chứng là đội hình có cự li không tốt, bị kéo giãn theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Hai trung vệ cũng không giúp Milan khá hơn ở khoản này khi cả hai đều thiếu tốc độ. Rami trình diễn ở mức trung bình, còn Bonera chơi không đến nỗi nào khi sử dụng khá tốt kinh nghiệm của mình, cho dù anh trông cũng không thực sự tạo cảm giác yên tâm và dễ dàng mắc những sai lầm cá nhân.

 Atletico Madrid trội hơn Milan nhiều (chứ không phải như anh nghĩ đâu, Muntari). Có lẽ tỉ số 4-1 hơi nặng nề, nhưng nó phản ánh đúng trình độ của hai bên. Milan hiện tại giống như một công trường đang ngổn ngang, khi chủ đầu tư đuổi kiến trúc sư cũ và thuê về một người mới, lúng túng trước một đống gạch vụn. Tuy nhiên Seedorf không phải là một kẻ vô dụng – ông cần thêm thời gian, ít nhất là tới giai đoạn đầu mùa giải năm sau.

Bayern Munich 3-0 Borussia Dortmund: Hùm xám lợi dụng sự chùng xuống của đối thủ

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Dortmund đã chiến đấu rất quả cảm trong trận Der Klassikal, tuy nhiên Bayern mới là đội giành chiến thắng nhờ một tập thể xuất sắc hơn cũng như chiến lược hợp lí.

Cơn bão chấn thương đã làm cho Dortmund mất đi bộ tứ vệ chủ chốt, mà nạn nhân mới đây nhất là cặp trung vệ Subotic – Hummels; vì vậy Jurgen Klopp buộc phải xếp Sokratis Papastathopoulos và Manuel Friedrich đá chính cùng nhau lần đầu tiên, đồng thời đưa hậu vệ trái trẻ tuổi Erik Durm vào đội hình xuất phát. Bên phía Bayern, Mario Gotze ngồi trên ghế dự bị, Javi Martinez và Rafinha được đá chính, còn đội trưởng Philipp Lahm tiếp tục chơi ở hàng tiền vệ.

1) Hiệp 1

Đội hình xuất phát của hai đội

Đây là một trận đấu của hai đội bóng hấp dẫn, quyến rũ bậc nhất châu Âu với hai phong cách khác nhau: một bên coi trọng việc kiểm soát bóng, còn bên kia lại đặt việc kiểm soát không gian lên hàng đầu. Trong trận đấu này, Bayern là đội kiểm soát bóng nhiều hơn, trong khi đấu pháp của Dortmund dựa trên phản công.

Một đổi mới trong đấu pháp của Dortmund là họ không chủ động gây áp lực lên đối phương, nhất là ở khu vực quanh vòng tròn giữa sân, như thường làm, mà có xu hướng lùi về hơn, dù đội hình vẫn được giữ khá cao. Nguyên nhân có lẽ là do cặp trung vệ của họ mới chơi với nhau lần đầu tiên, vì vậy khó mà có thể phối hợp ăn ý để duy trì bẫy việt vị được. Và đó cũng là lí do vì sao Bayern thực hiện rất nhiều tình huống câu bóng dài qua đầu hàng thủ của Dortmund.

Một chiến thuật khác của Bayern là họ tấn công chủ yếu theo hướng cánh trái – nơi Robben di chuyển vào trong như một tiền đạo thứ hai và Alaba dâng cao chồng biên. Kuba và Grosskreutz phòng ngự khu vực này tương đối tốt, hạn chế phần nào sự nguy hiểm của Bayern – tuy nhiên, mục đích của đội khách là tấn công vào vị trí của Friedrich.

Trận chiến ở khu vực giữa sân khá rõ ràng: Mkhitaryan theo Lahm, Bender – Sahin đối mặt với Martinez – Kroos. Một điều khá đặc biệt ở cách bố trí 3 tiền vệ trung tâm của Pep Guardiola là Lahm chơi thấp nhất, Kroos hơi cao hơn ở phía trên (tách xa khỏi Bender), Martinez đứng cao nhất với nhiệm vụ nhanh chóng gây áp lực lên Sahin. Pep muốn tiền vệ phòng ngự của mình không chỉ biết phòng ngự, giữ vị trí mà còn phải là một trạm luân chuyển bóng chuẩn và nhanh – nói cách khác, ở Bayern, nếu có một thứ Pep muốn lặp lại như ở Barca, đó là vị trí của Busquets. Và Lahm là cầu thủ lí tưởng để bố trí vào vai trò này, đặc biệt là khi Schweinsteiger vắng mặt. Pep đã từng lên tiếng khen ngợi rất nhiều về tư duy chiến thuật của Lahm, vì vậy không có gì khó hiểu khi ông liên tiếp thử nghiệm Lahm ở “vị trí Busquets”, và trong hiệp đấu này Lahm đã hoàn thành nhiệm vụ: lùi xuống ngang hàng với 2 trung vệ, nhận bóng và luân chuyển nhanh, chính xác cho tuyến trên (dù bị Mkhitaryan theo sát).

Dortmund phòng ngự khá tốt trong hiệp đấu này – bộ tứ vệ không bị khó khăn khi giữ vị trí cao, thực hiện được bẫy việt vị, còn hàng tiền vệ giữ cự li với tuyến dưới (mặc dù đôi lúc bị kéo khỏi vị trí và để lộ khoảng trống, tuy vậy họ nhanh chóng lui về và gây áp lực lên các cầu thủ Bayern). Sokratis và Friedrich có thể coi là đã chơi tốt, nếu ta xét đến việc đây là lần đầu tiên họ chơi cùng nhau (và cũng là lần đầu tiên Friedrich ra sân thi đấu trong 6 tháng, đặc biệt lại là trong một trận đấu tầm cỡ như thế này) cho dù trong hiệp 1, họ đã không hiểu ý nhau, dẫn đến việc Mandzukic được tự do sút. Đồng thời, việc cả hai có xu hướng đứng thấp xuống sẽ gây ảnh hưởng tới đội, đặc biệt là trong hiệp hai.

2) Hiệp 2: Cú đánh quyết định của Bayern

Với một đội bóng như Dortmund, hiệp 2 luôn là khoảng thời gian mang tính thử thách nhất đối với họ, khi thể lực đã suy giảm và không thể duy trì được cường độ cao trong lối chơi như ở hiệp 1 nữa. Trong trận đấu này, Dortmund lùi sâu hơn trong hiệp 2, không chủ động tranh chấp như trong hiệp 1, đặc biệt là hàng hậu vệ. Hậu quả là khi hàng tiền vệ Dortmund dâng cao lên để kèm người, hàng hậu vệ lại lùi xuống do lo ngại Robben cũng như Muller chạy chỗ phá bẫy việt vị, để lộ khoảng trống mà không kịp lấp lại.

Pep nhận ra điều này, và khi vào hiệp 2, ông đổi chỗ Lahm với Martinez – Lahm được đẩy lên chơi cao nhất, thường xuyên xâm nhập khu vực giữa hàng tiền vệ và hậu vệ của Dortmund (“khu vực nguy hiểm”) và đem sự phân phối bóng chuẩn xác của mình lên hỗ trợ tuyến trên. Theo whoscored.com, Lahm có 72 đường chuyền trong cả trận (nhiều hơn tất cả các cầu thủ Dortmund và chỉ thấp hơn Toni Kroos – 74 đường chuyền), tỉ lệ thành công là 94%; chính anh là người thực hiện đường mở cánh chuẩn xác trong tình huống Bayern ghi bàn mở tỉ số.

Cú đánh quyết định của Bayern đến từ một người mà có lẽ các fan Dortmund không hề muốn một chút nào: Mario Gotze. Vào sân thay Mandzukic, anh đảm nhiệm vai trò “số 9 ảo”, liên tiếp lùi xuống hoạt động ở “khu vực nguy hiểm” để nhận bóng, đồng thời cho phép Robben và Muller chạy chỗ vào trong tấn công hàng hậu vệ Dortmund. Điểm yếu ở “khu vực nguy hiểm” của đội chủ nhà càng ngày càng lớn, và kết quả là họ phải nhận bàn thua. Một điểm đáng chú ý là bàn thắng thứ nhất và thứ ba của Bayern có cùng một kịch bản: cầu thủ trong vòng cấm có rất nhiều khoảng trống để căn chỉnh thước ngắm, trong khi các trung vệ thì lùi rất sâu và không kiểm soát được khu vực rìa vòng cấm.

Trong khi những sự thay đổi của Dortmund không đem lại được điều gì mới, Bayern hoàn toàn có thể thay đổi đội hình một cách thoải mái mà không cần phải cậy tới quyền thay đổi người: Đầu tiên, Lahm có thể đối chỗ được cho Martinez; tiếp theo khi Boateng rời sân, Martinez lùi về trám chỗ trung vệ, Lahm trở về vị trí tiền vệ phòng ngự cho Thiago đá cao; và khi Rafinha nhường chỗ cho van Buyten, Bayern khóa sổ trận đấu tại đây.

Kết luận

Bayern một lần nữa chứng tỏ mình xứng đáng nhận được hai chữ “vô đối”, và vẫn đang một mình một ngựa đứng trên đỉnh Bundesliga. Pep Guardiola đã thay đổi Bayern và biến Hùm xám xứ Bavaria trở nên càng nguy hiểm hơn. Còn về phía Dortmund, trước mắt họ là một trận đấu vô cùng quan trọng với Napoli tại Champions League – họ không được phép gục ngã sau thất bại này, và phải tiếp tục duy trì bản sắc cũng như tinh thần.