Nhìn lại hành trình của Đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023: Một cái nhìn vào “lối chơi kiểm soát bóng”

Đội tuyển quốc gia (ĐTQG) Việt Nam lại thua. Lần này là tại Asian Cup 2023, lại còn trước kình địch cùng khu vực Indonesia – trong một trận đấu hoàn toàn có thể thắng, trong tư thế hoàn toàn có cơ hội cho Việt Nam đạt vé đi tiếp. Toàn thể đồng bào không còn được đi bão nữa, mà thay vào đó phải đắng cay ngồi nhà chỉ trích HLV trưởng Philippe Troussier, cùng với cái được gọi là “lối chơi kiểm soát bóng” hay “triết lí kiểm soát” của ông.

Vậy thì “triết lí kiểm soát”đó là gì mà để ông thầy người Pháp bị phê bình dữ dội như vậy? Và quan trọng hơn, Việt Nam “kiểm soát bóng” sai chỗ nào mà lại để thua?

1. Vài nét về “Juego de Posicion”

“Juego de Posicion” – lối chơi “Định hướng vị trí”, thứ vũ khí giúp Pep Guardiola thống trị giới bóng đá trong hơn 10 năm qua, thứ tư tưởng đã định hình nhiều huấn luyện viên (HLV) mới (mà một số ví dụ điển hình: Thomas Tuchel, Mikel Arteta…). Ý tưởng phía sau “Juego de Posicion” (JdP) là việc chiếm lĩnh không gian trên sân theo một hệ thống quy tắc nhất định nhằm luôn luôn duy trì được lợi thế về quân số, về nhân sự cũng như về vị trí đứng. Nó không hẳn là HLV yêu cầu cầu thủ phải làm tuần tự các hành động đúng như đã lập trình trước, mà là HLV yêu cầu cầu thủ, dù các anh thích di chuyển như thế nào, phải đảm bảo các vùng không gian cụ thể được chiếm lĩnh đúng theo quy tắc đã đề ra ở trên. Nói cách khác, một đội bóng chơi JdP được giao trước một kịch bản khá chặt chẽ để tuân theo – “khoảng trống” để tự ứng biến là có và tùy người HLV, nhưng trước tiên các “diễn viên” phải tuân thủ kịch bản.

Điều đó cũng không có nghĩa là chỉ những đội bóng mạnh mới có thể chơi được JdP. Nên nhớ rằng tại Premier League, Swansea City dưới thời Michael Laudrup cũng chơi JdP. Brighton của Graham Potter cũng chơi JdP.

Cách chia sân của Pep Guardiola nhằm định hình không gian cần chiếm lĩnh cho mô hình JdP của mình

Như vậy, có 05 vùng theo chiều dọc:

  1. 02 cánh trái – phải;
  2. 02 “hành lang trong” (half-space) trái và phải;
  3. 01 vùng giữa sân;

Luật chiếm lĩnh không gian của Pep Guardiola:

  1. Không có quá 02 cầu thủ đứng trong cùng một vùng theo chiều dọc;
  2. Không có quá 03 cầu thủ đứng ngang hàng nhau;
  3. Bóng cần được luân chuyển từ vùng này sang vùng khác bất cứ khi nào có thể

Cần phải khẳng định: Không nhất thiết phải tuân theo đúng các quy tắc của Pep thì mới gọi là chơi theo lối chơi “Juego de Posicion”; không phải đội nào chơi “Juego de Posicion” cũng phải làm đúng như những quy tắc Pep vạch ra.

Philippe Troussier cũng là một HLV áp dụng lối chơi “Juego de Posicion” cho đội tuyển Việt Nam. Hãy cùng xem lại hình ảnh từ trận đấu của U23 Việt Nam với U23 Yemen để xem ý tưởng của “thầy Trou” là như thế nào.

Một hình ảnh khác:

Một tình huống khác:

Như vậy, có thể thấy: một đội bóng (Việt Nam) của Philippe Troussier thực hiện lối chơi “định hướng vị trí” (hay ít nhất là áp dụng một số nguyên tắc), với những đặc điểm như sau:

  • “Sơ đồ” là 3-4-3, biến trận sang 3-2-5
  • Thực hiện hoán đổi vị trí khi triển khai bóng, dựa trên cơ sở khối “kim cương” tự nhiên giữa trung vệ lệch biên – wingback – tiền vệ trung tâm lệch – tiền vệ công lệch ở mỗi cánh mà sơ đồ 3-4-3 có sẵn. Cụ thể cho một bài đánh điển hình (lấy ví dụ cho cánh trái):
    • LCM lùi về hàng phòng ngự, trám chỗ LCB, giúp đẩy LWB lên cao, kéo giãn hàng phòng ngự đối thủ;
    • LCM (người có bóng) có thể chuyền cho LCB (đang ở vị trí LWB), hoặc chuyền thẳng lên;
    • LW sẽ chạy thọc xuống, đồng thời tiền đạo cắm (CF) lùi xuống tại khoảng không mà LW vừa tạo ra, nhằm tạo điều kiện phối hợp bộ ba
  • Đảm bảo luôn có 2 người chiếm lĩnh half-space ở phần sân gần bóng, 1-2 người chiếm lĩnh biên.

2. Đội tuyển Việt Nam đã làm gì?

Tình huống 1:

…Build-up từ hàng hậu vệ. Tuấn Anh đang nhả lại cho Đình Bắc. Vạch vàng nối các cầu thủ cùng một “tuyến” (hậu vệ – tiền vệ – “tiền đạo”). Vạch trắng xác định hai “Hành lang trong”. Mũi tên xanh cho thấy hướng di chuyển của Tuấn Anh và Đình Bắc.

Có một số vấn đề với tình huống này của đội tuyển Việt Nam:

  1. Vị trí của Thái Sơn rất thấp, gần như ngang hàng với 3 hậu vệ. Kể cả khi Thái Sơn đã đứng dịch lên, phương án chuyền cho anh này vẫn coi như là bị loại, trong khi có một không gian rộng lớn phía sau lưng Tuấn Anh/trước mặt Thái Sơn không hề có ai chiếm lĩnh;
  2. Tuấn Anh nhả lại bóng với ý đồ chạy chỗ không bóng vào vị trí này. Ý đồ này tốt, tuy nhiên đây lại là một đường chuyền rất khó, trong cùng một vùng chiều dọc, mà lại gần như là chuyền thẳng cho chạy chỗ thẳng. Ít nhất là Tuấn Anh đã mở người tốt, chuyền bóng bằng chân phải để nhả theo hướng chéo cho Đình Bắc chạy thẳng. Đồng thời, một điều nữa Tuấn Anh làm đúng là di chuyển không bóng để đổi vùng vị trí hiện tại của mình.

Tình huống lên bóng này chấm dứt khi Đình Bắc chuyền về, không nhận thấy Hùng Dũng ở half-space phải đang xin bóng.

Như vậy, “JdP” của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện. Có thể giải quyết những vấn đề trên nếu:

  1. Thái Sơn di chuyển cao hẳn lên phía trên thay vì lùi xuống xin bóng. Điều này cho phép anh có thể làm “người thứ ba” cho pha phối hợp Tuấn Anh – Đình Bắc; hoặc:
  2. Thái Sơn lùi hẳn xuống làm “trung vệ” thứ ba, đẩy Việt Anh lệch hơn qua trái. Điều này giúp bảo vệ phần giữa sân tốt hơn, nhưng có lẽ Tuấn Anh sẽ cần phải đứng cao hơn và Đình Bắc phải lùi sâu hơn để có thể tịnh tiến một cách tự nhiên.
Xuân Mạnh (khoanh vàng) có bóng, Thái Sơn di chuyển (mũi tên xanh)

Như vậy:

  1. Việt Nam hiện có tới 3 cầu thủ đứng cùng một vùng hàng dọc;
  2. Nếu Xuân Mạnh muốn nhả bóng cho Thái Sơn, không những có cầu thủ Nhật Bản đứng đó, mà đó sẽ là một đường chuyền dọc cho một pha chạy chỗ ngang, có nghĩa là đẩy Thái Sơn vào thế khó trong khống chế quả bóng;
  3. Nếu Xuân Mạnh muốn chuyền thẳng lên cho Hùng Dũng, không những khó thực hiện đường chuyền như vậy, mà sau đó Hùng Dũng cũng không thể nhả cho Thái Sơn được.

Tóm lại, Việt Nam không có triển vọng phối hợp bộ ba trong tình huống này. Thực tế, Xuân Mạnh đã phải phất dài lên phía trên.

Tình huống 2: Tiếp tục với một tình huống build-up sau đó:

Có vẻ như Việt Nam có “pattern” khi build-up ở đây: tạo cấu trúc theo khối kim cương giữa trung vệ lệch phải – tiền vệ trung tâm lệch phải – tiền vệ công lệch phải – wingback phải, ban bật kiểu “phối hợp bộ ba” nhằm tạo cơ hội tìm thấy người tự do, xoay mặt về phía khung thành đội bạn để triển khai lên tiếp.

Tuy nhiên, thật khó để hình dung được Việt Nam sẽ tìm thấy người thứ ba như thế nào trong tình huống 2 này, khi:

  1. Các cầu thủ bị kèm người – theo – người khá chặt;
  2. Về cơ bản là không có sự xoay vị trí hay chỉ là rời khỏi vị trí hiện tại của các cầu thủ;
  3. Hùng Dũng có di chuyển, nhưng khi Tuấn Tài (tiền đạo cắm) đứng yên thì không gian mà Hùng Dũng tạo ra cũng vô ích, không thể nào tìm thấy “người thứ ba” nếu chuyền vào đó.
Cũng là trận Việt Nam – Nhật Bản (hiệp 2): Một tình huống build-up với 06 người phía sau bóng, không còn luật chiếm giữ không gian hay có bất cứ cơ hội tịnh tiến bóng lên trên nào

Có thể trước đối thủ đẳng cấp như Nhật Bản, các cầu thủ Việt Nam sẽ không có cơ hội thể hiện hết sức khi có bóng – trận đấu với đối thủ vừa tầm hơn, cùng khu vực như Indonesia có thể sẽ khác?

Tình huống 1:

Tình huống trên cho thấy một số vấn đề:

  1. Xu hướng di chuyển thấp tới sát hàng 3 hậu vệ của tiền vệ phòng ngự, làm thừa quân số ở tuyến dưới, cũng như giảm các hướng chuyền chéo lên trên;
  2. Các cầu thủ phía trên cũng bị hút vào, lùi xuống khá sâu để gần với bóng hơn, không những làm nghẹt không gian ở khu trung lộ, mà còn giảm sự đe dọa tới hàng phòng ngự Indonesia. Thực tế, trong tình huống trên, Indo, chỉ với 5+1 cầu thủ, có thể kiểm soát tương đối hiệu quả không gian triển khai bóng của 8 cầu thủ Việt Nam;
  3. Khi bóng ra sát đường biên, phần không gian ở bên trong không được chiếm lĩnh. Điều này sẽ giảm khả năng thực hiện những pha phối hợp “third-man run” hiệu quả. Thử tưởng tượng trong tình huống 1 trận Indo (ảnh trên): kể cả khi Thanh Bình – Xuân Mạnh có phối hợp bộ ba được và bóng tìm được tới vị trí của Quang Hải, Hải “con” sẽ xoay người…và phối hợp với ai tiếp?

Tình huống 2:

Vấn đề vẫn tiếp diễn…

Vậy còn bài “bộ kim cương bên cánh” của chúng ta thì sao?

3. Phân tích và kết luận

Bản thân cụm từ “Lối chơi kiểm soát bóng” không có nhiều ý nghĩa. Có thể hiểu rằng một HLV áp dụng “lối chơi kiểm soát bóng” đang sử dụng một lối chơi (“game model”) với trọng tâm, hay điểm đáng chú ý nhất, nằm ở giai đoạn kiểm soát bóng – cụ thể, HLV đó muốn đội của mình ưu tiên nắm quyền kiểm soát bóng. Cách nói như vậy là một cách nói rút gọn. Tuy nhiên, nếu muốn phân tích sâu hơn để hiểu rõ về lối chơi cũng như nguyên nhân thành công/thất bại của một đội bóng, cách nói trên chưa cho thấy được:

  1. Đội bóng đó làm gì với bóng trong chân? Họ đứng yên trong cấu trúc, hay di chuyển xoay vị trí? Nguyên tắc di chuyển của họ là gì?
  2. Đội bóng đó làm cách nào để ghi bàn?

Một chỉ trích nhắm tới đội tuyển U23 cũng như đội tuyển quốc gia Việt Nam là “chuyền qua chuyền lại ru ngủ rồi hết”. Thực ra, cái cách đội tuyển Việt Nam chuyền bóng là có mục đích. Bởi vì đội tuyển Việt Nam di chuyển có quy tắc nhất quán, có bài bản và phương án để đưa bóng lên. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ thực hiện những quy tắc, bài vở trên. Cụ thể:

  1. Chúng ta không được thấy sự xoay vòng vị trí giữa tiền vệ trụ – trung vệ lệch, khiến cho khoảng cách giữa hai tuyến hậu vệ – tiền vệ của Việt Nam rất gần. Trong khi đó, các tiền vệ tấn công và tiền đạo lại đứng khá xa. Điều đó không những làm cho việc phối hợp ngắn lên phía trên theo đường trung lộ trở nên khó khăn, mà khi bóng được đưa ra cánh, khu vực trung tâm và phía đối diện cũng sẽ không có người. Như vậy, đội tuyển Việt Nam hầu như buộc phải dồn ra cánh để lên bóng, mà những pha lên bóng đó dễ dàng bị dồn vào biên và triệt tiêu từ trong trứng nước, do thiếu phương án lật cánh.
  2. Chúng ta cũng không thấy những tình huống xoay vị trí ở tuyến trên. Điều này có thể được giải thích do các đối thủ của Việt Nam đều pressing tầm cao, khiến cho các cầu thủ ĐTQG Việt Nam lúng túng trong giai đoạn build-up và không thể đưa bóng được lên trên. Tuy nhiên:
  3. Chúng ta không thấy những tình huống phối hợp bộ ba “third-man run” để thoát khỏi áp lực của đối thủ. Phối hợp bộ ba là thứ cơ bản trong bóng đá, là vũ khí hiệu quả bậc nhất để thoát khỏi sự kèm cặp của đội bạn. Nhưng các cầu thủ của ta không thực hiện điều đó, có thể do một (hoặc nhiều) trong số các nguyên nhân sau:
    • Kĩ năng xử lí bóng không tốt. Các cầu thủ thường mất hai, ba nhịp mới có thể chuyền bóng, làm chậm nhịp phối hợp và rất dễ bị bắt bài – hoặc tệ hơn là mất bóng ngay trong chân;
    • Đấu pháp của HLV. Dựa trên việc những Xuân Mạnh, Quang Hải…ngay lập tức xoay người và băng lên phía trước khi Thanh Bình có bóng, có cơ sở để tin rằng HLV Troussier muốn Việt Nam câu bóng dài lên mỗi khi bị áp sát tầm cao;
    • Cầu thủ tự động làm theo “bản năng” khi các bài bản không có hiệu quả/không xuất hiện.

Chúng ta muốn “kiểm soát bóng”, nhưng nếu cầu thủ của chúng ta không biết “chuyền và chạy”, nếu chúng ta không tạo hướng chuyền cho đồng đội đang có bóng bằng cách di chuyển, nếu chúng ta từ bỏ ngay từ khoảnh khắc ban đầu gặp khó khăn, thì sẽ không có “kiểm soát bóng” nào cả. Tệ hơn, nếu chúng ta không có hướng để đưa bóng lên trên, sẽ không có bàn thắng – lúc đó thì “kiểm soát bóng” cũng chỉ là một cụm từ vô nghĩa.

Tuy nhiên, rõ ràng là cầu thủ Việt Nam đang thiếu căn bản về kĩ thuật cũng như chiến thuật, do đó yêu cầu thực hiện những đường chuyền chính xác, xử lí một chạm nhanh…là khó khăn, chứ đừng nói tới “third-man run” (?!). Nhất là ở phạm vi đội tuyển quốc gia, vốn không có nhiều thời gian tập trung bằng sinh hoạt ở cấp câu lạc bộ.

Vậy có thể có những phương án cải thiện nào?

Có lẽ cách nhanh chóng nhất, phù hợp với bối cảnh nhất là tập những bài vở thuộc lòng, cố định, bất di bất dịch. Đây là cách mà những Antonio Conte hay Maurizio Sarri áp dụng: Dựa vào những bài tập 11 v 0, tập đi tập lại các “bài vở” chi tiết (anh A chuyền đi đâu, anh B nhận rồi phải như thế nào…). Mục đích là để khi ra sân các cầu thủ cứ thế mà làm – nếu đã thuộc lòng rồi thì vào trận, bất kể đối thủ làm như thế nào, cầu thủ có thể triển khai bài bản với tốc độ nhanh chóng, khiến đối thủ không kịp phản ứng. Đó là lí do Conte hay Sarri nhanh chóng có được thành công trong giai đoạn đầu nhiệm kì của mình, vì phương pháp này chỉ mất khoảng 4-6 tuần để nhuần nhuyễn 100% (hơn nữa, bản thân Conte cũng đã rất thành công với tuyển Ý). Nếu có bị “bắt bài” thì đó cũng sẽ không phải là vấn đề quá lớn ở cấp độ tuyển quốc gia do lịch thi đấu không thường xuyên. Tuy nhiên, “Juego de Posicion” vốn dĩ đã là cách tiếp cận được lên kịch bản khá kĩ càng và khá bó buộc với cá nhân cầu thủ, chưa kể tới việc hiện tại ĐTQG được yêu cầu thực hiện một hoặc hai “pattern” đơn giản nhưng có vẻ vẫn chưa làm được – liệu các cầu thủ Việt Nam có thể làm được các bài bản không, chứ chưa nói tới thực hiện nhanh chóng?

Nếu vậy, cách tiếp cận của chúng ta vẫn sẽ tập trung vào việc giành chiến thắng ở cấp độ ĐTQG, chứ không phải là “xây dựng lối chơi” cho “nền bóng đá” hay gì cả. Tất nhiên, ai cũng muốn thấy ĐTQG giành kết quả tốt – thầy Troussier được trả lương để dẫn dắt ĐTQG và U23 giành thành tích, thầy sẽ được những người bỏ tiền ra thuê thầy đánh giá dựa trên kết quả của hai đội tuyển. Nhưng nếu muốn xây dựng “nền bóng đá” thì cách tiếp cận phải đi từ gốc: Bản thân cầu thủ phải được cải thiện. Không chỉ là về vấn đề dinh dưỡng hay kích cỡ, vóc dáng. Cũng không phải là “Juego de Posicion” hay “tạt cánh đánh đầu” hay “chơi bóng ngắn” hay “phòng thủ phản công kiểu thầy Park” cho đội tuyển cấp quốc gia gì cả. Mỗi cá nhân cầu thủ phải được tạo điều kiện (empowered). Từ tạo không gian cho bóng đá học đường/bóng đá ngoài phố, hay trong các lò đào tạo trẻ các học viên được dạy một cách hoàn thiện về kĩ năng mà ít chú trọng vào thành tích huy chương, cho tới cấp độ CLB khi các cầu thủ được trao cơ hội và được luyện tập, thi đấu thường xuyên để liên tục phải đối phó với các bài toán và tìm cách giải được chúng. Liệu chúng ta đã làm được điều đó?

Thầy Troussier chịu trách nhiệm cuối cùng cho thành tích của ĐTQG. Suy tới cùng, nếu cầu thủ ở ĐTQG không xoay vòng vị trí đúng ý đồ chiến thuật, không thể phối hợp bộ ba cự li ngắn…trách nhiệm vẫn sẽ được quy thầy Troussier. Bóng đá là trò chơi của cầu thủ, nhiệm vụ của HLV là dựa trên sức mạnh, điểm yếu của từng cá nhân để “điều hướng” cả tập thể, chứ không phải ương bướng áp đặt một hệ thống theo ý mình và bắt cầu thủ phải theo một cách cứng nhắc.

Nhưng, nếu như tất cả các con bài cho thầy đều…kém thì sao?

Thế thì thực tế, bài toán cho (mọi) HLV trưởng ĐTQG Việt Nam sẽ là: Cách nào để che giấu những điểm yếu (căn bản) đó, và trong bao lâu?

Đó không phải là một bài toán nên có từ đầu, nếu chúng ta muốn có một nền bóng đá khỏe mạnh.

Arsenal đang phòng ngự kém như thế nào trước những đội bóng mạnh?

Bài dịch từ blog Spielverlagerung của tác giả Lewis Ambrose, bản gốc tại đây. Một số ý kiến và giải thích của người dịch được thêm vào để làm rõ nghĩa hơn.

Arsenal là một đội bóng ưu tiên kiểm soát bóng, vì vậy họ thường có xu hướng pressing ngay trên phần sân đối phương cùng một hàng phòng ngự dâng cao, đôi lúc là tới vạch giữa sân. Cách tiếp cận đó là hợp lý để đảm bảo cự ly đội hình theo chiều dọc, tuy nhiên cần phải thẳng thắn rằng Arsenal không biết cách pressing hiệu quả (dù đã cải thiện tương đối nhiều trong 2 mùa giải trở lại đây) – điều đó khiến họ trở nên dễ bị tổn thương trước những đối thủ có sức mạnh tương đương hoặc có chiến thuật đủ tốt (điều thường xuất hiện ở châu Âu hơn là tại nước Anh).

Continue reading

Nhận diện Euro 2016: Bảng C

euro-2016-group-c

Bảng C của Euro 2016 chắc chắn sẽ là sự thống trị của đội tuyển Đức khi họ chỉ phải gặp lại người láng giềng Ba Lan, đồng chủ nhà Euro 2012 Ukraina và Bắc Ireland – đội tuyển lần đầu tiên tham dự một giải đấu lớn cấp châu lục.

Bài dịch tại http://spielverlagerung.com/2016/05/30/preview-euro-2016/ cùng với một số ý kiến của nhóm tác giả.

Continue reading

Nhận diện Euro 2016: Bảng B

stream_img

Nếu bạn muốn tìm một bảng đấu để chứng kiến những điều bất ngờ và thú vị, bảng B có lẽ sẽ là sự lựa chọn hợp lý với sự góp mặt của 4 cái tên: Anh, Nga, Slovakia và Xứ Bale, à nhầm xứ Wales.

Bài dịch tại http://spielverlagerung.com/2016/05/30/preview-euro-2016/ cùng với một số ý kiến của nhóm tác giả.

Continue reading

Barcelona trước mùa giải mới: Trăm mối tơ vò

Mùa giải 2013-2014 quả là một quãng thời gian khó khăn giành cho Barca. Những dấu hiệu đi xuống càng ngày càng rõ rệt, thành tích thì giảm sút, “Messidependencia” vẫn tiếp tục, trong khi Gerardo “Tata” Martino dù rất cố gắng nhưng vẫn không khắc phục được tình hình. Một mùa giải nghèo nàn là điều không thể chấp nhận được với cái cules trung thành, và giờ Barcelona sẽ bắt đầu lại từ đầu với một vị huấn luyện viên mới, Luis Enrique.

Continue reading

My Football Ramble: About Pep Guardiola and his “philosophy”

On Wednesday (Vietnamese time), Bayern Munich lost to Real Madrid in the second leg of Champions League semi-final. Well…actually, they were humiliated by Los Blancos. Losing 1-0 in the first leg was already unacceptable to many Bayern fans, now how about 4-0, with the same old lack of penetration and tippy-tappy football?

pep

An uproar ensured. Pep Guardiola was, as expected, heavily criticised. The tiki-taka mastermind’s status is now reduced to a passing-obsessed bald man, and an ultra lucky idiot who somehow managed to destroy Jupp Heynckes’ legacy after only three games (these two against Real and the Dortmund one). Some even called for the Spaniard’s exit. After 3 games.

Bayern Munich supporters are proud. And sometimes they can be very forgetful. The Bavarian machine under Pep has operated smoothly from the start of the season, annihilated all opposition forces. A side dominating any league in the world is always a remarkable achivement – let alone cruising through and clinching the Bundesliga title with seven games to play, undefeated till the moment. Just because Bayern bought Mario Gotze from another title challenger, Borussia Dortmund, at the start of the season, just because Bayer Leverkusen and Schalke 04 do not possess a superstar or the rest of Bundesliga may be completely unknown to you, does not mean the league is weak.

Let’s compare Pep Guardiola to Jose Mourinho – another loser in the semi-final round. The master of counter-attacking football was undone by the former hardman Diego Simeone. Yesterday, the master of proactive football (“tippy-tappy” tiki-taka) was defeated, his tactics rendered useless. Two poster boys of two extremes of football, eliminated.

This is Mourinho’s fourth consecutive defeat in the semi-final stage of Champions League. Yet nobody even uttered that Mourinho was “found out” or needed to rethink his football belief. About Pep Guardiola, it was the contrary.

A “philosophy”, “style”,etc… is only as good as the team executing it. “Tiki-taka” is only a name summarizing the “style” of Pep Guardiola, it does not describe his “tactics”, how he wants his players to move or zones to exploit. A team do not lose because of their philosophy, they lose because their tactic is wrong. David Moyes doesn’t have a clear philosophy, and his “covering space” tactic is obsolete. Pep has “tiki-taka”, but in the first leg, Bayern were too slow, having no obvious link, and in the second leg, they were too fast, too imprecise – by the time they reverted back to their control template, it was already too late. And Mourinho, he wanted his side to soak up pressure and counter, but their gaps were exploited brilliantly by Atletico Madrid.

Passing the ball endlessly has its merits, although it may bore people to death. Pep doesn’t want his players to keep the ball just for the sake of it – he wants his team to move the ball constantly to open up space and penetrate. Andre Villas-Boas openly expressed his admiration for Barcelona, not because of their ball retention ability, but because of the “verticality” in their play. Boas favours an aggressive, high-tempo style of football, and he, unlike a certain Spurs trainer, definitely knows his stuff.

Pep got his tactics wrong, that is what to be blamed, not his philosophy. Bayern fans want to see a Jupp Heynckes style, a “German style”. If the “German style” is the old style Vietnamese fans are accustommed to: strong-willed, tough players, direct counter-attacking, then they are wrong. That is not the current German style: dynamic, fresh,  swift in transition, more proactive, highly tactical as well as entertaining. Jupp’s Bayern are a team based on possession, mixed with some physicality and directness. Yes, Jupp’s team DO KEEP THE BALL. They were the team with the second highest amount of possession in Europe last season, only behind Barcelona. In their demolition of the Catalans, Bayern played counter-attacking, strong, direct football (and they might have pleased some “fans” who think of football as another form of jousting, albeitwith the ball), but that was only a measure against a better side in term of hoarding the ball – instead of fighting a passing battle, they use their superior physicality to exploit Barca’s weakness, and came out successful. Bayern didn’t destroy tiki-taka, they just took an alternate route. Now, Pep just takes their possession-oriented style to a higher level. And everybody thinks Pep is just an alien to “the German spirit”. And everybody loses their minds.

Pep was defeated. He was just a normal human who made mistakes – a lot of mistakes. In fact, even Jupp Heynckes almost got his side eliminated at the hands of Arsenal.  But he will learn. And of course, tiki-taka is not dead yet. There will be teams trying to control possession, applying ferocious pressure on the ball with a high line. Bayern will be a feared team next season, with the arrival of new elements and the refreshment of the squad. With “tiki-taka”.

 

Mổ băng: Milan – Họ đã làm gì trước Atletico Madrid?

Bài viết đã được đăng tại 4231.vn

Milan đang có một mùa giải tệ hại. Họ đang đứng giữa bảng xếp hạng, hi vọng dự Europa League tỏ ra xa vời, và tại đấu trường châu Âu, tân huấn luyện viên Clarence Seedorf không thể làm được gì để giúp đội bóng lọt qua cửa ải mang tên Atletico Madrid. 4-1 – một cú tát trời giáng vào danh dự của Rossoneri. Có lẽ đây là giọt nước làm tràn li, khi niềm tin vào vị huấn luyện viên trẻ tuổi đang dần tắt lịm, thay vào đó là sự chỉ trích – giống như những lời được nhiều người ném vào Allegri trước đây.

 Vậy, Milan đã làm gì trong trận đấu đó? Hãy cùng “mổ băng”, xem xét qua bốn giai đoạn của trận đấu:

1) Giai đoạn 1: Tổ chức tấn công

 Đầu tiên là phân đoạn 1: Milan triển khai từ sân nhà

Milan triển khai ngắn với đội hình dạng 4-3-3, hậu vệ biên dâng cao. Atletico Madrid đáp trả bằng cách cắt đôi hàng hậu vệ và tiền vệ của đối thủ nhằm lái hướng bóng sang cánh.

milanbuildup_2nd

Khi Milan muốn đưa bóng lên, họ không có phương án nào rõ rệt ngoại trừ đưa bóng ra cánh: một phần do bị các cầu thủ Atletico ngăn cản, một phần do cách bố trí đội hình quá xa nhau

milanbuildup_3rd

Sau đó, bóng được đưa sang cánh trái. Cầu thủ Atletico lập tức áp sát, buộc Emanuelson phá lên trên

atl_fullpressing

Một thời điểm khác: Milan dưới áp lực toàn sân của đối phương. Họ không thể triển khai bóng trong “phân đoạn 1”.

 Nếu Abbiati phát bóng dài:

milanbuildup_4th

Milan bố trí đội hình hẹp, với Kaka và Taarabt bó vào. Họ có lợi thế quân số khi tranh chấp bóng bật ra.

 Tới “phân đoạn 2”, tức là Milan đưa bóng lên tới phần sân đối phương. Lúc này, đội hình Atletico Madrid lui về ở tầm trung để ổn định sau khi Milan đưa bóng ra rộng ngoài biên – đội bóng Tây Ban Nha không muốn áp sát ngay lập tức lúc đó để tránh đội hình xộc xệch.

milan_2ndphase

Milan tấn công. Hậu vệ biên dâng cao; Poli di chuyển lên cao hơn De Jong và Essien. Kaka và Taarabt đứng dưới Balotelli, tạo thành một tam giác nhằm phối hợp giữa khoảng trống của các tuyến đối phương.

milanatk

Taarabt bó vào trong, Kaka cũng vậy (và chơi gần với Balotelli, khoanh đen). Atletico Madrid được tổ chức rất tốt với cự li hợp lí; Mario Suarez (khoanh xanh) áp sát Taarabt và buộc anh này không còn lựa chọn nào khác, phải chuyền sang cánh.

milan_poli

Poli đi bóng vào trung tâm, và ngay lập tức bị bao vây, cướp bóng

 Đây chính là một cái bẫy của Atletico Madrid: họ bắt đối thủ phải chuyền ra cánh khi trung tâm đã bị khóa chặt, và…

atl_pressingtrap

Atletico áp sát ở cánh rất nhanh – cái bẫy của họ đã sập. Họ áp đảo quân số ở cánh – ở hình này là 2 vs 1 với Essien.

 Cách bố trí đội hình của Atletico là rất tốt, tuy vậy nó có một nhược điểm mà Milan đã khai thác được trong bàn thắng của họ. Đó là khi đối phương triển khai bóng ở cánh, hậu vệ biên sẽ để mắt tới cầu thủ bám biên của đối phương, sẵn sàng áp sát ngay, trong khi tiền vệ cánh đó thì có thể áp sát bóng. Như vậy, một khoảng trống (“half-space”) mở ra.

milan_goal

Koke áp sát cầu thủ có bóng của Milan, trong khi Luis thì đứng gần biên. Khoảng trống lộ ra và Poli (khoanh đỏ) lợi dụng một cách rất thông minh. Balotelli (khoanh vàng) lùi xuống, làm một “trạm” chuyển bóng tới Poli đang trống trải – anh tạt vào cho Kaka ghi bàn.

 Đây là đội hình của Milan sau khi Pazzini được tung vào sân thay Essien:

milan_pazzini

Milan 4-4-2/4-2-2-2. de Jong và Poli là cặp đôi tiền vệ trung tâm. Pazzini và Balotelli chơi ngang hàng nhau. Kaka và Robinho di chuyển vào phía trong, để cho Emanuelson và Abate dâng lên cao.

2) Tổ chức phòng ngự

 Milan phòng ngự với số khá ít: 8 người. Kaka và Balotelli được phép ở lại phía trên, trong khi Taarabt thì bám sát Felipe Luis.

milan_def2

Milan tổ chức phòng ngự theo sơ đồ 4-4-1-1. Kaka (khoanh tròn) ở giữa sân, sẵn sàng di chuyển để hỗ trợ phản công. Taarabt lui về, cùng ba tiền vệ lập thành bộ tứ (nối với nhau bằng vạch đỏ).

atl_1stgoal

Tình huống Atletico Madrid ghi bàn mở tỉ số. Taarabt ở phía xa (khoanh đen), Poli khoanh hồng. Lúc này bên cánh trái của mình, Milan chỉ phòng ngự với Emanuelson và Essien. De Jong (khoanh vàng) di chuyển ra hỗ trợ, và cầu thủ Atletico Madrid cũng di chuyển theo.

atl_1stgoal_2

Và sau đó, khi Atletico cướp lại được bóng (có thể thấy được Kaka đang trên đà di chuyển). Không gian trong khoanh da cam lộ ra. Cự li đội hình của Milan không tốt.

milan_def_poli

Poli (khoanh đỏ)

milan_halfspace

Vì vị trí của Poli, Essien phải vừa quan tâm tới khoảng cách của mình với De Jong và vừa phải để mắt tới cánh phải, trong khi Taarabt đứng gần biên phải (vì Felipe Luis) và De Jong đứng ở trung tâm. Cầu thủ Atletico (khoanh đỏ) dễ dàng lợi dụng “half-space”.

 Vị trí của Poli không thực sự rõ ràng: anh là tiền vệ tấn công hay tiền vệ trung tâm? Anh sẽ chơi cao hơn hay giữ vị trí ngang với de Jong? Trong tình huống Milan thủng lưới bàn thua thứ hai, Poli gián tiếp có phần trách nhiệm khi đã dâng lên và tạo khoảng trống cho Turan dứt điểm.

milan_def_btl

Cùng lúc đó, khoảng trống giữa hàng tiền vệ và hậu vệ của Milan lộ ra lớn, trong khi không gây sức ép nào cả. Costa di chuyển xuống, kéo Bonera theo; đồng thời Raul Garcia tự do và có thể là một phương án chuyền.

milan_def_btl2

Và một ví dụ khác. Không chỉ khoảng trống giữa hai tuyến quá lớn (để cho cầu thủ Atletico xâm nhập phía sau lưng Poli – gần trọng tài), ở đây de Jong (khoanh đỏ) còn bị kéo quá xa so với Poli. Hệ quả của sự mất cân bằng trong phòng ngự cánh với trung tâm.

 Sang hiệp 2, Seedorf chuyển chỗ Poli và Essien, đồng thời giao nhiệm vụ cho Kaka bảo vệ cánh phải, để Robinho phía trên. Cấu trúc phòng ngự nhìn chung là không thay đổi. Atletico ưa thích đánh vào cánh trái (theo hướng của họ) đầu tiên, nhưng nhìn chung Milan phòng ngự ổn ở khu vực này nói riêng cũng như phần sân nhà nói chung.

 Sau khi Pazzini vào sân, Kaka và Robinho được bố trí sang hai cánh. Tuy nhiên, hai người không phải là những mẫu cầu thủ lui về phòng ngự lí tưởng – tức là không nhanh chóng rút về. Tình huống bàn thua thứ tư là một ví dụ:

milan_4thgoal

Kaka và Robinho (khoanh vàng) bên hai cánh. Khoảng trống mà họ tạo ra giúp Jose Sosa lọt vào và là người chuyền bóng cuối cùng cho Costa ghi bàn.

3) Chuyển tiếp sang phòng ngự (chống phản công)

 Milan không pressing đối thủ khi vừa mất bóng – thực tế thì làm điều đó là rất khó khi Milan không được chuẩn bị để phản-pressing, cũng như đối thủ của họ phản công rất trực diện, với những đường chuyền cự li dài cho Diego Costa. Họ thường rút về sân nhà để chuyển sang trạng thái phòng ngự (hoặc tổ chức lại nhanh để phòng ngự, nếu mất bóng ở phần sân nhà), với Nigel de Jong là người đi đầu trong việc hãm lại những đợt phản công của đối thủ. Tuy vậy, đội hình của Milan trong những tình huống này không thật sự đồng đều, các cầu thủ rút về không nhanh.

milan_dejong_deftrans

de Jong (khoanh)

milan_deftrans2

Milan chống một đợt phản công khác. Essien trám vào chỗ hậu vệ phải của Abate đang dâng cao, trong khi cả đội rút về

 Trong hiệp 2, khi Milan thay đổi chiến thuật với việc Pazzini được tung vào sân, họ mất đi một sự bảo vệ ở trung tâm (do số tiền vệ ở đây bị giảm xuống).

milan_2nd_btl

Poli dâng lên để áp sát đối thủ nhưng bị vượt qua, trong khi Muntari không ở vị trí thuận lợi cho bọc lót và hàng hậu vệ đứng thấp (do Rami – Bonera thiếu tốc độ). Có thể thấy Balotelli đang chạy về bên cánh phải.

4) Chuyển tiếp sang tấn công

 Atletico Madrid phản-pressing (gegenpressing theo tiếng Đức) rất tốt, và đây là ví dụ:

atl_gegenpressing

atl_gegenpressing2

 Như vậy, Milan rất khó để đưa bóng tới khung thành của Atletico, do đối phương áp sát ngay khi mất bóng.

 Kaka là người châm ngòi cho những đợt phản công của đại diện nước Ý, với vị trí tự do sau lưng Balotelli của mình. Trong ảnh về bàn thua đầu tiên, ta có thể thấy Kaka đã trên đà di chuyển khi Essien vừa lấy được bóng.

milan_counteratk_kaka

Một ví dụ khác: Kaka (khoanh vàng) trên đà di chuyển giữa các tuyến của Atletico. Balotelli (khoanh đen) di chuyển rộng để hỗ trợ triển khai phản công.

 Còn đây là sau khi Pazzini vào sân:

milan_counteratk

Balotelli (khoanh đen) là người khởi xướng phản công bằng cách lùi xuống vào khoảng trống giữa hàng hậu vệ và tiền vệ đối thủ

 Và ngay sau đó, Robinho sút trúng xà ngang.

5) Kết luận

 Có lẽ Milan đã chơi không quá tệ trước Atletico Madrid. Họ biết cách tấn công, khai thác điểm yếu của đối thủ. Mặc dù Rossoneri không thể lặp lại điều này lần hai, nhưng đó chủ yếu là do đối thủ của họ quá xuất sắc trong tổ chức đội hình. Barcelona còn gặp vướng mắc trong việc khoan thủng đội bóng này thì với Milan điều này còn khó gấp bội.

 Tuy vậy điều đáng trách của Milan là việc tổ chức đội hình phòng ngự cũng như chống phản công không tốt. Seedorf muốn sử dụng hai cầu thủ sáng tạo bó vào trong xoay quanh “trục” Balotelli và Poli, tuy nhiên có lẽ chỉ đạo của ông cho việc lui về không rõ ràng – bằng chứng là đội hình có cự li không tốt, bị kéo giãn theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Hai trung vệ cũng không giúp Milan khá hơn ở khoản này khi cả hai đều thiếu tốc độ. Rami trình diễn ở mức trung bình, còn Bonera chơi không đến nỗi nào khi sử dụng khá tốt kinh nghiệm của mình, cho dù anh trông cũng không thực sự tạo cảm giác yên tâm và dễ dàng mắc những sai lầm cá nhân.

 Atletico Madrid trội hơn Milan nhiều (chứ không phải như anh nghĩ đâu, Muntari). Có lẽ tỉ số 4-1 hơi nặng nề, nhưng nó phản ánh đúng trình độ của hai bên. Milan hiện tại giống như một công trường đang ngổn ngang, khi chủ đầu tư đuổi kiến trúc sư cũ và thuê về một người mới, lúng túng trước một đống gạch vụn. Tuy nhiên Seedorf không phải là một kẻ vô dụng – ông cần thêm thời gian, ít nhất là tới giai đoạn đầu mùa giải năm sau.

Yaya Toure – The strength and weakness of Manchester City

Not many teams in the world possess as many stars as Man City. Not many sides can proudly claim to have big names in every position  like Man City. They have England’s No.1 goalkeeper, Joe Hart, between the sticks. The likes of Vincent Kompany and Pablo Zabaleta feature in defence, while David Silva and Jesus Navas support Sergio Aguero and Alvaro Negredo upfront. In midfield, to connect every piece together, the big gun is Yaya “The Monster” Toure.

He truly is a monster. Standing over 6 feet tall, with unmatched speed, power and stamina, he can storm past opponents at will, he can shield the ball and duel with two or three, he can challenge in the air; he also has a good shot in him. His never-ending energy helps him run around during 90 minutes without tiring. He is the engine in the engine room.

He made his name at Barcelona and Manchester City. When playing under Mancini, the Italian manager played him in a box-to-box role with Nigel de Jong or Gareth Barry covering behind, or just directly behind the striker. Those were his best days – he easily bossed the midfield, expressed his attacking prowess, especially when he charged powerfully into the box and scored goals with his opponents unable to do anything but just watch in awe.

Nguồn: bongda.com.vn

Muscular power alone doesn’t make the name for the younger Toure. He manages to stay calm in difficult situations, and despite not fitting in the “playmaker” category, Toure still displays his considerable influence. For example, in the last match against Chelsea,  even when under pressure from Matic and Luiz, he managed to complete 73 over 80 passes, created 3 chances and missed a sitter. Yaya Toure is probably City’s biggest attacking asset.

However, it has to be stressed that: although physicality plays an important part in football, it is not everything. Football is not about clashing and clattering – it is far different from jousting. The player in the football pitch has to cover space very well – in fact, the tactical battle in football is about creating and exploiting pockets of space. In modern football, with the influence of “football philosophers” such as Sacchi, Bielsa, Guardiola, team shape, compactness and zonal defending are more important than ever – all serve the purpose of defending spaces.

This season, Manuel Pellegrini used a 4-4-2 formation for Man City, with two out-and-out striker playing forward. However, all of City’s strikers do not possess hard work ethic like, for example, Villa and Costa of Atletico Madrid. Therefore the central midfielders have to bear more responsibity in defending, covering space in front of the back four as well as helping each other out. And that is where Yaya Toure’s current game falls short.

Nguồn: bongda.com.vn

It is not because his physicality has waned – quite the contrary. He is at his peak. But the glaring truth is: Toure doesn’t play well. He does not help his partner when City need to defend in transition, does not retreat back to his position, leaves a large space behind for his teammates to cover while he…walks back of just stands there ball-watching. Fernandinho isn’t the most ideal player to sweep up behind, but he has energy to compensate. But when the Brazillian is out injured and Javi Garcia hasn’t gained trust from the manager, his replacement, the Argentine veteran Demichelis, had a bad game against Chelsea because he no longer had the mobility to bail the team out. Times after times, Willian and Hazard waltzed in front of (and through) the City defence when Toure just stood there observing. Sure, he still tackled and hassled his opponents, but football is not jousting or wrestling – taking up good positions in defence and attack is the most important thing, and Toure failed to do that.

He was supposed to track back and assist his central midfield partner – after all, his physicality is one of the finest in the world! And more worryingly for Man City, that wasn’t the first time Toure failed to complete his share of duty. Against teams like Hull City, especially on the home ground, City could get away with the result, since they had firepower and teams were unable to expose their weakness. However, when facing a top-class team like Bayern Munich, Manchester City were ripped apart, with the likes of Alaba, Ribery and Kroos repeatedly exploited the empty half-space area – Toure’s creation – and sailed towards Hart’s goal. Of course Pellegrini’s straightforward 4-4-2 didn’t help (since teams playing like this have only 2 central midfielders, 2 centre forwards do not actively defend, so the chance of being dragged out of position is much higher), but one might expect the Ivorian to work his socks off rather than be caught ball-watching many times.

City’s dilemma doesn’t stop there. It is certain that against Barcelona – a team that features world-class players like Messi, Iniesta, Fabregas, all of them love attacking half-space – City will have to add another midfielder to shore up the area (Milner most likely), but their forwards work best in a duo. Sergio Aguero links up well with both Negredo and Dzeko, and the young star Stevan Jovetic showed his spark against Chelsea after being out of action for a long time. If Aguero cannot recover in time for the clash against Barca, Pellegrini should consider Jovetic: the Montenegronian can play at either wing, play as a front man or after the striker, which will certainly help the Chilean change his side’s formation seamlessly from 4-5-1 to 4-4-2 without making a substitution.

Regardless, the Toure puzzle has to be solved quickly. Pushing him forward like Mancini did may be a good short-term solution. But the problem probably lies in his mentality. And the City manager doesn’t have much time. They may keep having good results against lesser teams in the Premier League, but when facing much stronger sides in England as well as in Europe, City may not stand a chance.