Arsenal đang phòng ngự kém như thế nào trước những đội bóng mạnh?

Bài dịch từ blog Spielverlagerung của tác giả Lewis Ambrose, bản gốc tại đây. Một số ý kiến và giải thích của người dịch được thêm vào để làm rõ nghĩa hơn.

Arsenal là một đội bóng ưu tiên kiểm soát bóng, vì vậy họ thường có xu hướng pressing ngay trên phần sân đối phương cùng một hàng phòng ngự dâng cao, đôi lúc là tới vạch giữa sân. Cách tiếp cận đó là hợp lý để đảm bảo cự ly đội hình theo chiều dọc, tuy nhiên cần phải thẳng thắn rằng Arsenal không biết cách pressing hiệu quả (dù đã cải thiện tương đối nhiều trong 2 mùa giải trở lại đây) – điều đó khiến họ trở nên dễ bị tổn thương trước những đối thủ có sức mạnh tương đương hoặc có chiến thuật đủ tốt (điều thường xuất hiện ở châu Âu hơn là tại nước Anh).

Continue reading

Hà Lan 5-1 Tây Ban Nha: Cú sốc đầu tiên

Đương kim vô địch thế giới để thua trong trận ra quân với tỉ số không tưởng 5-1. Cảm nghĩ của bạn là gì?

Bloody friggin’ hell…

”…
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
‘Tây Ban Nha’ bị điệu ra bãi bắn
‘họ’ đi như người mộng du
…”

Bạn đọc Thanh Huy

Nguồn: Getty Images – fifa.com

Continue reading

Mổ băng: Manchester United trước Olympiakos

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

 Manchester United vừa hoàn tất tiếp một cú lội ngược dòng nữa, lần này là trước Olympiakos sau khi đã để thua 2-0 ở trận lượt đi. 3-0 là một tỉ số ấn tượng, nhưng đáng lẽ ra với đối thủ như Olympiakos, Man Utd không phải vất vả đến như vậy. Và kể cả trong trận thắng đậm này, United cũng bộc lộ ra những điểm yếu.

Vậy họ đã làm gì trong trận đấu vừa qua?

1) Tấn công:

Moyes là một người ưa thích đấu pháp “dàn trải” đội hình bằng cách “phân lô”. Cụ thể như thế nào thì đã được trình bày tại bài viết này trên 4231.vn

Hãy xem trong trận đấu này, United áp dụng đấu pháp như thế nào.

Khi United triển khai bóng ngắn từ cầu môn:

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

United triển khai bóng lên phía trước với đội hình dàn trải khắp chiều ngang sân đấu. Không có sự hỗ trợ nào cho cầu thủ đang có bóng.

Một ví dụ về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes. Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Toàn bộ đội hình Man Utd được chia làm 3 đường thẳng, dàn khắp sân, không hỗ trợ cho nhau.

Một ví dụ khác về đấu pháp "Dàn trải" của Moyes.

Một ví dụ khác về đấu pháp “Dàn trải” của Moyes.

Hãy thử so sánh với một tình huống triển khai bóng ngắn của Olympiakos:

olympiakos_buildup1

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Olympiakos có thể đưa bóng lên dễ dàng nhờ có lối để chuyền rõ ràng.

Khi David De Gea phát bóng dài:

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

Các cầu thủ United làm thành một hàng. Rất khó để tranh chấp bóng bật ra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp "dàn trải" khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United đưa bóng vào phần sân đối phương. Đấu pháp “dàn trải” khiến cho không có ai hỗ trợ Giggs ngoài phương án chuyền ra biên cho Evra.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

United tấn công, tuy nhiên không có phương án phối hợp nào cho Giggs (khoanh vàng) cả. Evra (khoanh đen) thì không di chuyển lên cùng.

Một khoảng trống mênh mông - United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Một khoảng trống mênh mông – United không còn cách nào khác ngoài chuyền về.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Rooney (khoanh đen) lùi xuống, tạo nên một phương án chuyền. Tuy nhiên, đội hình United vẫn quá dàn trải.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này - đội hình MU ở dạng 4-3-3.

Giggs di chuyển xuống để nhận bóng. Rooney cũng lùi xuống trong giai đoạn này

Và Welbeck có được sự tự do tương đối về mặt vị trí. Anh di chuyển thông minh:

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Rooney (khoanh vàng) lùi sâu, Welbeck (khoanh đen) di chuyển vào trong

Sau đó:

Rooney (khoanh vàng) không hề hỗ trợ Valencia mà tìm cách tấn công vào vòng cấm. Cầu thủ số 25 không có phương án nào ngoài tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát.

Welbeck di chuyển sang để hỗ trợ Valencia. Cầu thủ số 25 tiếp tục đi bóng trong khi đang bị kèm sát, và cuối cùng là một đường tạt.

Thực tế thì United không thay đổi gì khỏi tư duy “dàn trải” “phân lô” của mình, nhưng trong trận đấu này, họ có một số khoảnh khắc thay đổi khác (tuy không nhiều) và điều đó giúp Quỷ Đỏ tiến bộ hơn.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

Carrick lùi xuống, tạo thành bộ ba với hai trung vệ. Cách này đã được áp dụng từ những mùa trước, có tác dụng giúp United đưa bóng lên dễ dàng hơn qua việc mở rộng phạm vi triển khai.

United có một khoảnh khắc rất đẹp khi họ thực sự hỗ trợ nhau, giống như dưới thời Ferguson:

manutd_attacking_triangle

Và thực sự thì họ có thể làm tốt:

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

Giggs có bóng và có 3 phương án chuyền khá thoáng

:

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

United tấn công rìa vòng cấm (Jones đang giơ tay xin bóng). Trong khi theo như thông thường, tất cả sẽ tập trung thành một hàng để đón đường tạt vào.

Hai bàn thắng của United đến từ cánh trái của Olympiakos với thủ phạm là hậu vệ cánh trái Holebas: Trong bàn thắng thứ nhất, Holebas phạm lỗi với van Persie trong vòng cấm, và tới bàn thắng thứ hai:

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao.

Holebas (khoanh đen) đứng hoàn toàn sai vị trí. Chú ý thêm đến đội hình Olympiakos: không được tổ chức tốt để gây áp lực lên United, trong khi lại dâng lên cao, tạo điều kiện cho Ryan Giggs thực hiện đường chuyền dài

2) Phòng ngự:

United có thể đã ghi được 3 bàn – 2 bàn thắng tới từ hai đường chuyền dài tuyệt đẹp của Ryan Giggs – nhưng khi phòng ngự họ bộc lộ ra nhiều vấn đề. Đây là đội hình của họ khi phòng ngự 1/3 sân:

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Không ai phòng ngự rìa vòng cấm cả. Rooney không hề để ý và lúc sau mới phát hiện ra cầu thủ đội bạn. Olympiakos có một cơ hội dứt điểm, nhưng lại sút ra ngoài.

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos...

Hàng tiền vệ, điển hình là Carrick và Giggs (khoanh vàng) đẩy lên cao để áp sát Olympiakos…

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Nhưng hàng hậu vệ không dâng lên tương ứng. Kết quả là để lộ một khoảng trống rất lớn (khoanh)

Một ví dụ khác:

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Khoảng trống lớn giữa hai tuyến của United. Giggs (khoanh vàng) để khoảng trống sau lưng, Evra (khoanh đen) theo sát đối thủ lên cao.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy - Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền hoặc giúp Giggs áp sát.

Giggs (khoanh vàng) một lần nữa dâng cao, để lại khoảng trống sau lưng. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy – Welbeck (khoanh đen) đã có thể chủ động chặn hướng chuyền vào trong hoặc giúp Giggs áp sát.

Một đội bóng tốt thường xuyên giữ cự li đội hình hợp lí, bọc lót cho nhau tốt trong việc phòng ngự cũng như chủ động chặn lại các phương án chuyền bóng của đối thủ. Nhưng United thì không.

Khoảng trống lộ ra quá lớn - Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khoảng trống lộ ra quá lớn – Giggs một lần nữa dâng lên quá cao. Nhưng Rooney thì không hề lấp khoảng trống này vào. Nếu Rooney chịu di chuyển và áp sát từ trước đó thì Giggs đã không cần phải bỏ vị trí.

Khi pressing đối thủ, United cũng bộc lộ những vấn đề:

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau - trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Giggs dâng lên áp sát rất cao, để lại khoảng trống lớn phía sau – trong khi Rooney thì không làm gì cả.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs - Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Valencia (khoanh đen) đứng quá thấp, để Rooney chuyển sang cánh phải, trong khi Giggs – Carrick đứng với nhau trên một đường thẳng, không bao quát được khu giữa sân.

Có lẽ đấu pháp của Moyes còn ảnh hưởng tới cả khâu phòng ngự của United. Đội hình phòng ngự bị dàn ra khá rộng, thể hiện ở bức ảnh sau:

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra - Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên.

Vùng half-space (trong khoanh) bị mở toang ra. Chú ý khoảng cách giữa Evra – Jones cũng như bốn cầu thủ United ở tuyến tiền vệ phía trên – không ai bọc lót được cho nhau cả.

Hãy so sánh tổ chức của United với Atletico Madrid. Tất cả những ảnh sau đều được lấy từ blog Jamieadams3:
Khi áp sát ở giữa sân:

Atletico Madrid pressing tập thể khi bóng ra biên – mục đích của họ là áp đảo quân số ở khu vực trung tâm, buộc đối thủ phải chuyền ra biên; đó là lúc bẫy của họ hoạt động, và Atletico sẽ áp sát mạnh mẽ như trong hình.

Có sự bọc lót tốt khu vực half-space từ tiền vệ trung tâm (khoanh vòng). Cự li đội hình không bị kéo giãn bề ngang như United.

Atletico Madrid chịu để lộ khoảng trống giữa hai tuyến, nhưng cách hàng tiền vệ pressing làm đối thủ không thể triển khai bóng, cũng như những phương án chuyền vào khu vực bị hở bị hạn chế đi. Trong khi đó, United không pressing được như vậy.

So sánh hình ảnh United phòng ngự phần 1/3 sân của mình với Atletico:

Một đội hình tổ chức hẹp và rất chắc chắn, rất khó để xuyên thủng chính diện.

Tất nhiên là rất khó để đạt được trình độ tổ chức (cũng như thể lực để thực hiện kế hoạch) như Atletico Madrid, nhưng cách United đang áp dụng là không hề tốt. Olympiakos có thể không đủ khả năng khai thác những khoảng trống đó, nhưng Bayern thì hoàn toàn có thể.

3) Kết luận

United một lần nữa chứng tỏ rằng: Phương pháp của Moyes không phù hợp, và họ cần phải có sự thay đổi triệt để, với bằng chứng là những điểm sáng khi thay đổi một chút trong kế hoạch. Không những bị hạn chế khả năng ghi bàn, Man Utd còn bộc lộ ra những điểm yếu – phải nói là tồn tại dai dẳng trong mùa giải này – ở khâu phòng ngự. Đối thủ sắp tới tại Champions League của họ là Bayern Munich – rất khó để Man Utd đánh bại được đại diện nước Đức, nhưng nếu cứ tiếp tục thi đấu thế này thì trận đấu của Hùm xám có lẽ sẽ dễ hơn họ nghĩ.

Arsenal 0-2 Bayern Munich: Khởi đầu ấn tượng của Arsenal bị chặn lại bởi thẻ đỏ

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Arsenal suýt nữa đã vượt lên dẫn trước đương kim vô địch Champions League, trong khi Hùm xám xứ Bavaria lại tỏ ra thiếu hiệu quả, nhưng chiếc thẻ đỏ dành cho Szczesny buộc Arsenal phải từ bỏ lợi thé đó và chấp nhận thua trận.

Mikel Arteta bị treo giò, vì vậy Flamini và Wilshere xuất phát tại tuyến giữa của đội chủ nhà. Wenger còn gây thêm một bất ngờ khi sử dụng Yaya Sanogo thay vì Oliver Giroud. Bên phía Bayern Munich, Javi Martinez được giao cho vai trò tiền vệ phòng ngự, phía trên anh là Toni Kroos và Thiago Alcantara. Mario Gotze thế chỗ Franck Ribery bị chấn thương.

Đội hình xuất phát của hai đội

1) Sự vụng về của Bayern

Arsenal chơi khá tích cực: họ thi đấu với đội hình tầm trung-cao, pressing theo dạng 4-4-2. Hai tiền vệ trung tâm Wilshere – Flamini có vai trò chính là áp sát, giữ vị trí ở giữa sân nhằm cắt các hướng chuyền của phía Bayern, trong khi Cazorla và Ozil có thể thay nhau bọc lót cánh trái. Wilshere và Flamini sẵn sàng dâng lên rất cao, sẵn sàng để lộ khoảng trống phía sau lưng, kết hợp với Sanogo và Ozil ở phía trên để gây áp lực lên các cầu thủ Bayern.

Trong khi đó thì Bayern lại thi đấu, nếu so với chuẩn thường ngày của họ, kém. Bayern không tạo ra được nhịp chuyền bóng, gặp khó khăn trước áp lực đến một cách bất ngờ từ Arsenal. Các đường bóng triển khai ở trung lộ của đại diện Đức đều bị bóp nghẹt. Vấn đề là ở bộ ba tiền vệ trung tâm: Martinez ở vị trí “mỏ neo” có thể có khả năng cắt bóng, tắc bóng lẫn phán đoán tốt, nhưng khi cần triển khai bóng thì khả năng di chuyển không bóng của anh lại tỏ ra khá hạn chế. Kroos và Thiago đều chơi quá gần Martinez: Kroos lùi xuống, tận dụng từng khoảng trống nhỏ và là người cầm bóng nhiều nhất, còn Thiago chơi cao hơn, nhưng cả hai đều không có những tình huống di chuyển lên phía trên cao để xâm nhập hàng phòng ngự Arsenal. Với việc tuyến giữa bị vô hiệu như vậy, Bayern phải trông chờ vào Lahm và Alaba để mở đường về phía trước. Tuy vậy, hai hậu vệ biên này lại tỏ ra khá đơn độc khi di chuyển đơn điệu là chạy dọc biên – không có những tình huống “chồng biên ngược” (hậu vệ cánh di chuyển vào phía trong thay vì tiền vệ).

2) Cách Arsenal tấn công

Bayern tổ chức pressing cao theo đội hình 4-3-3: Ví dụ như khi trung vệ phải (Mertesacker) có bóng, Mandzukic sẽ áp sát Mertesacker, tiền vệ trái (Robben và sau đó là Gotze) áp sát Sagna, tiền vệ phải có mặt ở không gian giữa Koscielny và Gibbs. Tiền vệ trung tâm trái (LCM) của Bayern sẽ tiến về hướng bóng, đồng thời chọn vị trí để “bao” được tiền vệ trung tâm phải (RCM) của Arsenal phía sau lưng. RCM Bayern kèm LCM Arsenal, trong khi Martinez ở tiền vệ phòng ngự kèm tiền vệ tấn công của Arsenal. Hàng hậu vệ, đặc biệt là hậu vệ biên, dâng cao lên và sẵn sàng áp sát nếu đối phương qua được lớp pressing thứ nhất.

Bayern triển khai pressing. Trong trường hợp này, đối phương đang triển khai bóng bên phía cánh phải của họ. Tương tự với cánh đối diện.

Tuy nhiên phương án pressing này tỏ ra không mấy hiệu quả. Szczesny có thể đá bóng dài lên cho Sanogo và Arsenal đẩy lên tranh chấp dữ dội bóng bật ra. Đồng thời họ có những cầu thủ có thể đột phá tốt như Wilshere và Oxlade – Chamberlain. Cách họ thoát khỏi lớp pressing của Bayern cũng khá ấn tượng: Cazorla sẽ di chuyển vào trong và đóng vai trò của một tiền vệ trung tâm bên cạnh Flamini, giúp Wilshere lên cao (để Martinez kèm) và Ozil sẽ di chuyển lên cao hơn. Đây cũng chính là cách họ có được quả penalty, khi Wilshere bứt tốc qua Martinez và chọc khe cho Ozil. Sau đó, trong hiệp một, Arsenal tập trung vào sử dụng tốc độ của Chamberlain để phản công nhanh chóng.

3) Thẻ đỏ và những thay đổi

Sự quyết liệt trong cách chơi của Arsenal là ấn tượng, tuy nhiên vẫn có những sơ hở nhất định. Bayern chủ yếu triển khai bóng khá tự do ở cánh phải, một phần là do cách bố trí nhân sự và do chấn thương của Gibbs (mặc dù đội bóng Đức cũng không thật sự khai thác một cách hiệu quả). Flamini – Wilshere nhìn chung là làm tốt nhiệm vụ bảo bọc trước hàng tứ vệ, đặc biệt là Flamini. Tuy nhiên, Wilshere lại còn khá ngây thơ: phút thứ hai, anh lao ra bám Kroos một cách không cần thiết khi đó là khu vực mà Flamini đang canh gác và hoàn toàn có thể giải quyết, dẫn tới; và sau đó, anh lại lao ra quá sớm khi truy cản Robben, thành ra không lùi về kịp và để cho Kroos có khoảng trống để chuyền cho Robben, kiếm lấy quả penalty và chiếc thẻ đỏ cho Szczesny.

Arsenal lại lâm vào tình thế giống hệt Man City trong ngày hôm qua, khi cũng phải nhận một quả penalty, cùng mất người và cùng phải ghi bàn để nuôi hi vọng. Nhưng trong khi Barca không thật sự quyết tâm “tiêu diệt” đối thủ thì Bayern lại có. Đầu hiệp hai, Pep thực hiện sự thay đổi: Jerome Boateng, người đã dính một thẻ vàng, rời sân để Rafinha vào thay. Martinez về đá trung vệ, Lahm thi đấu ở tiền vệ phòng ngự và Rafinha chơi ở vị trí hậu vệ phải. Phía trên, Robben chuyển hẳn sang phải (sau khi lang thang khỏi vị trí ở cánh trái trong suốt hiệp một) và đóng vai trò một tiền đạo thứ hai.

Bayern tỏ ra rất kiên nhẫn và hiệu quả trong việc cầm giữ bóng cũng như kéo giãn hàng phòng ngự Arsenal để tạo cơ hội. Phía bên trái, Thiago di chuyển lên cao hơn hẳn, kết hợp với Alaba cũng như Gotze, liên tục phối hợp, ban chuyền đảo vị trí để tấn công vào khu vực half-space của Arsenal. Bên phải, Lahm tự do băng lên phối hợp với Robben và Rafinha (hậu vệ người Brazil di chuyển đa dạng hơn Lahm trong hiệp một nhiều).  Kroos là tiền vệ thấp nhất, thường xuyên di chuyển thông minh và có mặt ở rìa vòng cấm – pha ghi bàn thứ nhất là một ví dụ như vậy. Arsenal đơn giản là không thể nào phòng ngự được hiệu quả trước một Bayern như vậy, chứ đừng nói tới ghi bàn.

Nhưng Pep vẫn chưa hài lòng, và ông muốn các học trò phải đánh tiếp. Thomas Muller và Claudio Pizarro được tung vào sân, trở thành cặp đôi tiền đạo của Bayern. Khả năng di chuyển không bóng và lợi dụng khoảng trống của họ là tuyệt vời. Hãy xem bàn thắng thứ hai, khi Pizarro kéo Mertesacker đi, tạo điều kiện cho Muller đón đường tạt từ Lahm mà không sợ bị vấp phải thử thách và ghi bàn.

4) Kết luận

Arsenal có thừa đủ lí do để cảm thấy tiếc nuối. Kế hoạch ban đầu của họ không bị động như của Man City, và họ đã đến rất gần với bàn thắng, nhưng cuối cùng số phận của Pháo thủ lại giống với đội bóng thành Manchester vào tối hôm qua khi họ không thể chống cự trong thế thiếu người.

Còn với Bayern, tình thế của họ là ngược lại so với Arsenal: kế hoạch ban đầu của họ không làm việc, và đại diện nước Đức bế tắc (tương tự Barca tối qua, nhưng sự bế tắc của Barca tới từ chính đấu pháp của họ, trong khi Bayern bị Arsenal ngăn cản phần nào). Nhưng khi đối phương bị mất người – một tình thế 10 chống 11 mà đôi khi còn khó chơi hơn là lúc hai đội đủ quân số – Pep đã giải quyết tình hình rất tốt. Bayern Munich có lợi thế hai bàn trên sân khách – nhưng biết đâu đấy khi người ta không mong đợi, Arsenal lại gây ra điều bất ngờ thì sao?

Chelsea 2-1 Liverpool: Chelsea đánh mạnh, đánh nhanh và đánh thắng

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Liverpool chịu thất bại thứ hai liên tiếp, lần này là trước Chelsea, khiến cho tham vọng trụ trong tốp 4 (và xa hơn là giành chức vô địch) càng trở nên khó khăn hơn.

Brendan Rodgers chỉ thay đổi ở vị trí hậu vệ trái: Daniel Agger trở lại và thế chỗ Aly Cissokho. Trong khi đó, Mourinho gây ngạc nhiên khi đưa David Luiz thi đấu ở vị trí tiền vệ trung tâm bên cạnh Frank Lampard (trái với lời tuyên bố trước đây) và chọn Samuel Eto’o thay vì để Fernando Torres đối đầu với đội bóng cũ. Đồng thời, huấn luyện viên người Bồ Đào Nha tiếp tục không dùng Juan Mata mà thay vào đó là Borges Willian.

1) Liverpool bị khai thác

Đội hình xuất phát của hai đội

Trước trận đấu này, nhiều ý kiến cho rằng Jose Mourinho sẽ cho đội bóng của mình lùi sâu, phòng ngự-phản công. Nhưng ông không làm thế. Chelsea nhập cuộc bằng lối đá áp sát cao, nhịp độ nhanh – nhất là khi họ bị thủng lưới sớm, cách tiếp cận này là có lí.

Và thật sự là lối chơi này tỏ ra rất hiệu quả. Liverpool không thể kiểm soát được không gian – thay vì pressing một cách cẩn thận và lùi xuống củng cố đội ngũ, các cầu thủ áo đỏ bị hút lên phía trước, không lập được đội hình cũng như duy trì được cự li thích hợp. Với việc Allen, Henderson cùng Coutinho và Sterling dâng khá cao, Lucas bị bỏ mặc lại ở dưới, còn hai hậu vệ biên không được hỗ trợ, dẫn tới việc bị hút theo hai cầu thủ tiền vệ cánh bên phía Chelsea. Liverpool đã tự biến mình trở thành miếng mồi ngon cho Chelsea – khi các cầu thủ áo xanh phản công với những đường chuyền trực diện, Liverpool không những pressing chẳng để làm gì mà còn bị xé toang một cách rất dễ dàng – không những dễ bị tổn thương bởi những bài di chuyển, phối hợp của ba tiền vệ tấn công, họ còn gặp khó khăn nếu một tiền vệ trung tâm (như Lampard) xông lên tấn công.

Cũng phải nói rõ hơn bộ ba tiền vệ tấn công của Chelsea trong trận đấu này – những người đã có một trận đấu vô cùng xuất sắc. Trước hết là Oscar: anh di chuyển liên tục, có thể hoán đổi vị trí cho Willian, Hazard hoặc lùi xuống sâu. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Chelsea có thể duy trì mạch tấn công, cho phép hai tiền vệ cánh của Chelsea tấn công vào khoảng trống xung quanh Lucas (half-space) một cách thoải mái, đồng thời chính anh cũng có thể băng lên một cách bất ngờ. Có thể lấy ví dụ ở tình huống Chelsea gỡ hòa: Oscar chạy qua Lucas, nhận bóng từ Hazard (người đi bóng vào half-space khá thoải mái, đồng thời hút Agger), nhả lại cho Willian (anh này cũng tương tự Hazard, chỉ khác là hút Johnson); cuối cùng Hazard di chuyển trong tư thế không hề bị kèm sang bên trái, ở vị trí hoàn toàn trống trải và dứt điểm thành bàn.

Nếu như trong những trận đấu trước, Liverpool giữ được một đội hình hợp lí, thì trong trận đấu này, chính việc không thể làm được điều trên đã khiến họ phải chấp nhận thất bại.

2) Đội hình của Chelsea

The Blues được tổ chức tốt hơn đối thủ. Khi đối phương phát bóng, họ áp sát ngay lập tức với cường độ cao, khiến Liverpool không thể triển khai được lối chơi và qua đó tạo cơ hội phản công nhanh. Còn khi Liverpool đã vượt qua áp lực ban đầu đó rồi, các cầu thủ áo xanh lùi nhanh xuống, lập thành hai tầng bốn người. Sự lựa chọn “mới mẻ” của Mourinho cho vị trí tiền vệ trung tâm là David Luiz đã chơi khá tốt, đem lại sự cơ động ở tuyến giữa cho Chelsea, đồng thời cũng không ngại băng lên phía trước. Tuy vậy, khu vực cánh phải của Chelsea có vẻ gặp vấn đề – tiền vệ cánh phải (Hazard) thường lui về chậm, để lộ khoảng trống giữa vị trí đó và tiền vệ trung tâm – một khoảng trống mà Coutinho của Liverpool hoàn toàn có thể sử dụng được, tuy nhiên Liverpool lại dựa nhiều vào Sterling hơn.

Trong hiệp 2, Rodgers phải thực hiện một sự thay đổi người bắt buộc: cầu thủ trẻ Brad Smith vào sân thay Joe Allen bị chấn thương. Smith chơi ở vị trí tiền vệ trái, và Liverpool chuyển sang 4-2-3-1 với Lucas và Henderson hợp thành cặp tiền vệ trung tâm, Coutinho chơi phía sau Suarez. The Kop tỏ ra tốt hơn khi cặp tiền vệ 2 người bảo vệ khoảng không gian tốt hơn, và Coutinho được tự do di chuyển tìm khoảng trống hơn hẳn khi bị gắn ở cánh trái. Tuy vậy, Chelsea đã lùi sâu hơn, và kể cả khi tung Aspas thay Johnson, Liverpool vấn không thể làm được gì hơn.

Kết luận

Lực lượng mỏng có thể coi là một yếu tố dẫn tới phong độ không tốt gần đây của Liverpool, nhất là khi đội hình xuất phát của họ trong ba trận gần đây gần như không thay đổi, dẫn tới việc thể lực bị giảm sút trong hoàn cảnh không có người thay thế. Tuy vậy, về mặt chiến thuật, sự yếu kém được thể hiện trong trận đấu này là điều Rodgers phải khắc phục. Và tất nhiên, kì chuyển nhượng mùa đông có thể sẽ giúp Rodgers phần nào.

Liverpool 1-0 Manchester United: Không như kì vọng!

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Trận đại chiến Liverpool – Man United luôn được chờ đợi và chưa bao giờ hết nóng. Trận đấu lượt đi năm nay lại diễn ra vào đúng một dịp quan trọng là kỉ niệm sinh nhật 100 năm của huyền thoại Liverpool Bill Shankly, vì vậy tầm vóc của cuộc thư hùng lại càng lớn. Quả thật, chúng ta đã tận hưởng một trận đại chiến với những gia vị hằng mong đợi: tốc độ nhanh, tranh chấp nhiều, sự căng thẳng trong suốt 90 phút. Tuy nhiên, trận cầu này lại có chất lượng kĩ chiến thuật thấp – và cuối cùng, đội bóng tốt hơn là Liverpool đã thắng.

Continue reading

Tottenham 1-0 Swansea: Một thế trận chặt chẽ và “bổn cũ soạn lại”

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/Myfootballrambl

Trước đối thủ Swansea, Tottenham tuy có phần trên cơ nhưng không thể tìm được đường vào khung thành của Michel Vorm, và phải nhờ tới một quả penalty như trong trận gặp Crystal Palace, Gà trống mới có thể có 3 điểm.

 Villas-Boas đưa Capoue và Townsend ra sân ngay từ đầu, còn Sigurdsson thì ngồi trên băng ghế dự bị. Bên phía Swansea, Michu xuất phát ở vị trí tiền đạo cắm; ở hàng tiền vệ, Laudrup tiếp tục sử dụng 2 tân binh là Canas và Shelvey.

Đội hình xuất phát của hai đội

1) Cuộc chiến ở tuyến tiền vệ trung tâm

 Bộ ba tiền vệ của Swansea khá linh hoạt khi các cầu thủ có thể đổi vị trí cho nhau liên tục: Shelvey xuất phát ở vị trí cao nhất nhưng cũng thường xuyên lùi xuống để De Guzman băng lên, đồng thời đổi chỗ tiền vệ thấp nhất với Canas. Trong khi đó tuyến tiền vệ của Tottenham cố định hơn: Capoue chơi thấp nhất, Dembele cùng Paulinho ở phía trên (cấu trúc “1-2”) có nhiệm vụ áp sát 2 tiền vệ thấp nhất của Swansea.

 Mỗi tiền vệ trung tâm đều có một đối thủ riêng, vì vậy tuyến tiền vệ trung tâm không có khoảng trống khi hai bên “khóa” nhau.

2) Sự sáng tạo

 Chính vì các tiền vệ trung tâm của hai bên “khóa” nhau như vậy nên không có gì khó hiểu khi sự sáng tạo không tới từ khu vực trung tâm. Swansea không thích ứng được với sự pressing cường độ cao tới từ Tottenham và không thể điều tiết được trận đấu; họ hoặc là không thể chuyền ngắn từ hàng hậu vệ, hoặc là quá thiếu bình tĩnh và kiên nhẫn trước sức ép của Spurs, dẫn đến hậu quả là Michu bị “bỏ đói” (cũng cần phải nhắc tới màn trình diễn rất tốt ở vị trí tiền vệ phòng ngự của Capoue, giúp chia cắt mối liên hệ giữa Michu và tuyến tiền vệ). Mà trong khi đó, hàng tiền vệ Tottenham không có một gương mặt nào sáng giá về mặt sáng tạo, điều tiết cả – Paulinho và Dembele là những tiền vệ “box-to-box” còn Capoue rõ ràng là tiền vệ phòng ngự. Vấn đề này đã rõ ràng từ trận gặp Crystal Palace khi Tottenham không thể làm chủ và “kết liễu” được trận đấu, dẫn đến việc để cho đoàn quân của Ian Holloway ép sân mãnh liệt trong những phút cuối. Rõ ràng Villas-Boas cần một người giống như học trò cũ của ông ở Porto là Joao Moutinho.

 Vì vậy, đột biến chỉ có thể đến từ khu vực hai cánh. Swansea bế tắc, Routledge và Hernandez cũng không làm được gì nhiều. Còn về phía Tottenham, bóng được chuyển rất nhanh từ tuyến giữa ra hai cánh (đồng thời cũng có nhiều đường chuyền ngang sân và chéo sân), nơi có Nacer Chadli và Andros Townsend đều di chuyển vào trong và cầm bóng thẳng về phía cầu môn. Tuy vậy, mối đe dọa lớn nhất từ phía Spurs có lẽ là bộ đôi hậu vệ biên. Danny Rose được tự do băng lên do Hernandez không theo dõi sát anh (vì Hernandez luôn di chuyển vào trung tâm khi Swansea có bóng, bỏ lơ nhiệm vụ phòng ngự trước Rose), còn Walker lấn lượt hoàn toàn Wayne Routledge và liên tục chồng biên với Townsend. Rose và Walker trình diễn khá tốt khi lên công về thủ đều đặn và có một số đường tạt hứa hẹn, tuy nhiên Chadli lại không có ấn tượng gì đáng kể, còn Townsend tỏ ra quá đơn điệu – có cảm tưởng anh chỉ biết dùng chân trái – mặc dù anh cũng kiếm về cho Tottenham quả phạt đền.

3) Những sự thay đổi sau đó

 Việc Swansea rút về phần sân nhà trong hiệp 2 khiến Tottenham được thoải mái tấn công với tốc độ cao và áp lực lớn, nhưng với sự thiếu sáng tạo, họ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đường vào mành lưới của đội bóng xứ Wales.

 Sau khi nhận bàn thua, Swansea đẩy cao đội hình lên tấn công hòng kiếm bàn thắng. Vào lúc này, Villas-Boas thay đổi người: Sigurdsson thay Dembele, đưa đội hình Tottenham về 4-2-3-1 với cặp tiền vệ trụ Capoue – Paulinho, còn cầu thủ người Iceland đóng vai trò tiền vệ tấn công. Spurs tấn công đa dạng hơn và đã có cầu nối trực tiếp Soldado với tuyến dưới, tuy nhiên đội hình này lại cho phép tiền vệ của Swansea có khoảng trống.

 Khi thấy tình hình không khá hơn, Laudrup quyết định tung con bài tấn công Wilfried Bony vào sân thay Shelvey, đẩy Michu xuống đá tiền vệ tấn công. Tuyến tiền vệ trung tâm bị tắc nghẽn giờ như được mở tung ra, với mỗi bên có 2 tiền vệ trụ (2 tiền vệ tấn công đều không tham gia tranh chấp). Trước thế trận “mở” như vậy, Tottenham có nguy cơ đánh mất trận đấu vào tay đối thủ, tương tự như cảnh họ đã phải chịu trước Crystal Palace. Vì vậy, sự thay đổi ngưởi cuối cùng của AVB là một nước cờ khôn ngoan: ông đưa Sandro thay Townsend, đẩy Sigurdsson ra cánh phải, biến Spurs trở thành 4-3-3, khóa chặt tuyến tiền vệ trung tâm một lần nữa, kết thúc trận đấu.

 Kết luận

 Thêm một chiến thắng chật vật nữa cho Tottenham, và cũng cùng với một kịch bản như trận gặp Palace, họ cần một quả phạt đền. Villas-Boas có lẽ sẽ không thể hài lòng với sự thiếu sáng tạo trong đội hình hiện tại – Lamela đang trên đường tới White Hart Lane và sẽ cung cấp sự sáng tạo cho Spurs, tuy nhiên AVB cũng nên tính tới việc đưa về một tiền vệ “regista” kiểu Moutinho.

Bayern Munich 2-1 Borussia Dortmund: Dortmund ngăn chặn được lối chơi của Bayern, nhưng Bayern đã có Robben

Trận chung kết Champions League “toàn Đức” đã diễn ra đẹp mắt, giàu tính cống hiến. Dortmund trẻ trung đã khởi đầu trận đấu rất ấn tượng, nhưng cuối cùng Hùm xám mạnh mẽ mới là đội giành chiến thắng chung cuộc với bàn ấn định tỉ số vào phút 89 của Robben.

Continue reading

Arsenal 2-0 Bayern Munich: Sự tiến bộ của Arsenal

Hãy theo dõi chúng tôi tại địa chỉ facebook http://www.facebook.com/MyFootballRamble và tại twitter https://twitter.com/BuliaNhatilas

Tuy ghi được hai bàn thắng, các học trò của Wenger vẫn không thể hoàn tất cú lội ngược dòng ngoạn mục và phải nhìn đại diện nước Đức vào vòng sau nhờ luật bàn thắng sân khách.

Continue reading